Miến Điện đã đồng ý để cho Liên hiệp quốc đưa phẩm vật cứu trợ tới tay những dân làng bị thất tán ở phần đất do phiến quân kiểm soát trong tiểu bang Kachin miền bắc. Thỏa thuận này đạt được hai ngày sau khi có được tiến bộ trong cuộc hòa đàm do Trung Quốc điều giải nhằm chấm dứt nhiều tuần lễ giao tranh ác liệt. Từ Bangkok, thông tín viên Daniel Schearf của đài chúng tôi gởi về bài tường thuật do Hoài Hương trình bày sau đây.
Văn phòng Liên hiệp quốc ở Rangoon hôm nay xác nhận trong nay mai họ sẽ được thực hiện lại công tác cứu trợ ở tiểu bang Kachin của Miến Điện, kể cả những vùng do phiến quân kiểm soát.
Quân đội Miến Điện và Đạo quân Ðộc lập Kachin (KIA) đã đụng độ với nhau kể từ khi một cuộc ngưng bắn 17 năm bị đổ vỡ vào năm 2011.
Giao tranh đã làm cho hơn 80.000 dân làng phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn, trong đó nhiều người phải tá túc tại các lều trại hoặc nhà thờ và phụ thuộc vào sự trợ giúp của người khác.
Giới hữu trách Miến Điện đã cho phép phẩm vật cứu trợ được đưa tới những vùng do chính phủ kiểm soát, nhưng hạn chế sự trợ giúp ở những khu vực của KIA. Lần chót mà chuyến hàng cứu trợ của Liên hiệp quốc được đưa tới khu vực này là vào tháng 7.
Phát ngôn viên Liên hiệp quốc Aye Win cho biết họ vẫn còn bàn thảo về các chi tiết và vấn đề hậu cần, nhưng họ hy vọng là trong nay mai họ sẽ có thể ấn định ngày đưa phẩm vật cứu trợ tới cho những người tản cư.
Ông Aye Win nói: "Những người này đã không có được sự trợ giúp qui mô lớn trong một khoảng thời gian khá lâu và chắc chắn là họ đang rất cần được trợ giúp. Vì vậy chúng tôi hy vọng có thể tới đó càng sớm càng tốt, khi mọi chi tiết đã thảo luận xong."
Một phát ngôn viên của chính phủ Miến Điện đã từ chối bình luận về thỏa thuận với Liên hiệp quốc.
Nhưng trong một cuộc phỏng vấn trước đó dành cho đài VOA, ông Ye Htut - phát ngôn viên Tổng thống Miến Điện, nói rằng sự do dự của chính phủ phát xuất từ mối quan tâm về sự an toàn của nhân viên cứu trợ và vì có mối rủi ro là phẩm vật cứu trợ có thể lọt vào tay phiến quân.
Giao tranh giữa quân đội Miến Điện và phiến quân KIA đã leo thang hồi tháng 12, với những vụ không kích nhắm vào các vị trí của phiến quân xung quanh Laiza, thủ phủ của phiến quân Kachin gần biên giới Trung Quốc.
Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về vụ giao tranh sau khi đạn pháo rơi vào đất Trung Quốc. Bắc Kinh đã đứng ra tổ chức các cuộc thương thuyết hòa bình, và thứ hai vừa qua, đôi bên đã có được một số tiến bộ.
Ông Min Zaw Oo của Trung tâm Hòa bình Miến Điện đã tham dự cuộc thương thuyết ở Thụy Lý, thành phố của Trung Quốc nằm sát biên giới. Ông cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA.
Ông Min Zaw Oo nói: "Kết quả là đôi bên đồng ý giảm thiểu mối căng thẳng quân sự, đặc biệt là trong khu vực này để chấm dứt cuộc giao tranh giữa đôi bên. Đôi bên cũng đồng ý tiến hành một cuộc đàm phán nữa để bàn về những sự giàn xếp chi tiết nhằm tăng cường lệnh ngưng bắn và nâng cấp cuộc đối thoại chính trị để giải quyết vụ xung đột sắc tộc này."
Giới hữu trách Miến Điện và KIA đã đồng ý với nhau là vòng đàm phán sắp tới sẽ diễn ra trước cuối tháng này, sau khi tham khảo ý kiến với một liên minh các sắc tộc thiểu số Miến Điện có tên là Hội đồng Thống nhất Dân tộc Liên bang.
Thỏa thuận về việc đưa phẩm vật cứu trợ tới tiểu bang Kachin đã đạt được vài ngày trước khi đặc sứ nhân quyền Liên hiệp quốc đến thăm Miến Điện.
Ông Tomas Ojea Quintana sẽ đi thăm tiểu bang Kachin để đánh giá những tác động của cuộc giao tranh.
Ông cũng sẽ đi thăm tiểu bang Rakhine ở miền tây, nơi mà những vụ đụng độ giữa người Hồi giáo và người theo đạo Phật hồi năm ngoái đã gây tử vong cho gần 200 người và làm cho khoảng 100.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Văn phòng Liên hiệp quốc ở Rangoon hôm nay xác nhận trong nay mai họ sẽ được thực hiện lại công tác cứu trợ ở tiểu bang Kachin của Miến Điện, kể cả những vùng do phiến quân kiểm soát.
Quân đội Miến Điện và Đạo quân Ðộc lập Kachin (KIA) đã đụng độ với nhau kể từ khi một cuộc ngưng bắn 17 năm bị đổ vỡ vào năm 2011.
Giao tranh đã làm cho hơn 80.000 dân làng phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn, trong đó nhiều người phải tá túc tại các lều trại hoặc nhà thờ và phụ thuộc vào sự trợ giúp của người khác.
Giới hữu trách Miến Điện đã cho phép phẩm vật cứu trợ được đưa tới những vùng do chính phủ kiểm soát, nhưng hạn chế sự trợ giúp ở những khu vực của KIA. Lần chót mà chuyến hàng cứu trợ của Liên hiệp quốc được đưa tới khu vực này là vào tháng 7.
Phát ngôn viên Liên hiệp quốc Aye Win cho biết họ vẫn còn bàn thảo về các chi tiết và vấn đề hậu cần, nhưng họ hy vọng là trong nay mai họ sẽ có thể ấn định ngày đưa phẩm vật cứu trợ tới cho những người tản cư.
Ông Aye Win nói: "Những người này đã không có được sự trợ giúp qui mô lớn trong một khoảng thời gian khá lâu và chắc chắn là họ đang rất cần được trợ giúp. Vì vậy chúng tôi hy vọng có thể tới đó càng sớm càng tốt, khi mọi chi tiết đã thảo luận xong."
Một phát ngôn viên của chính phủ Miến Điện đã từ chối bình luận về thỏa thuận với Liên hiệp quốc.
Nhưng trong một cuộc phỏng vấn trước đó dành cho đài VOA, ông Ye Htut - phát ngôn viên Tổng thống Miến Điện, nói rằng sự do dự của chính phủ phát xuất từ mối quan tâm về sự an toàn của nhân viên cứu trợ và vì có mối rủi ro là phẩm vật cứu trợ có thể lọt vào tay phiến quân.
Giao tranh giữa quân đội Miến Điện và phiến quân KIA đã leo thang hồi tháng 12, với những vụ không kích nhắm vào các vị trí của phiến quân xung quanh Laiza, thủ phủ của phiến quân Kachin gần biên giới Trung Quốc.
Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về vụ giao tranh sau khi đạn pháo rơi vào đất Trung Quốc. Bắc Kinh đã đứng ra tổ chức các cuộc thương thuyết hòa bình, và thứ hai vừa qua, đôi bên đã có được một số tiến bộ.
Ông Min Zaw Oo của Trung tâm Hòa bình Miến Điện đã tham dự cuộc thương thuyết ở Thụy Lý, thành phố của Trung Quốc nằm sát biên giới. Ông cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA.
Ông Min Zaw Oo nói: "Kết quả là đôi bên đồng ý giảm thiểu mối căng thẳng quân sự, đặc biệt là trong khu vực này để chấm dứt cuộc giao tranh giữa đôi bên. Đôi bên cũng đồng ý tiến hành một cuộc đàm phán nữa để bàn về những sự giàn xếp chi tiết nhằm tăng cường lệnh ngưng bắn và nâng cấp cuộc đối thoại chính trị để giải quyết vụ xung đột sắc tộc này."
Giới hữu trách Miến Điện và KIA đã đồng ý với nhau là vòng đàm phán sắp tới sẽ diễn ra trước cuối tháng này, sau khi tham khảo ý kiến với một liên minh các sắc tộc thiểu số Miến Điện có tên là Hội đồng Thống nhất Dân tộc Liên bang.
Thỏa thuận về việc đưa phẩm vật cứu trợ tới tiểu bang Kachin đã đạt được vài ngày trước khi đặc sứ nhân quyền Liên hiệp quốc đến thăm Miến Điện.
Ông Tomas Ojea Quintana sẽ đi thăm tiểu bang Kachin để đánh giá những tác động của cuộc giao tranh.
Ông cũng sẽ đi thăm tiểu bang Rakhine ở miền tây, nơi mà những vụ đụng độ giữa người Hồi giáo và người theo đạo Phật hồi năm ngoái đã gây tử vong cho gần 200 người và làm cho khoảng 100.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.