Đường dẫn truy cập

Mỹ ‘quan ngại sâu sắc’ về giao tranh ở bang Kachin


Binh sĩ trẻ của Quân đội Độc lập Kachin (KIA) canh gác tại một doanh trại trong bang Karen gần biên giới Thái Lan.
Binh sĩ trẻ của Quân đội Độc lập Kachin (KIA) canh gác tại một doanh trại trong bang Karen gần biên giới Thái Lan.
Hoa Kỳ ‘quan ngại sâu sắc’ trước tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn tại bang Kachin của Miến Điện.

Tại đây, các cuộc giao tranh giữa quân đội và các nhóm phiến quân vẫn tiếp diễn bất chấp một thỏa thuận ngừng bắn.

Một tuyên bố từ Đại sứ quán Mỹ ở Rangoon hôm nay nói rằng quân đội Miến Điện đang tiếp tục cuộc phản công tại bang ở miền đông bắc.

Đại sứ quán dẫn thông tin từ truyền thông và các tổ chức phi chính phủ, và nói thêm rằng cuộc phản công đó dẫn tới thương vong cho thường dân và phá hoại các nỗ lực hòa giải dân tộc.

Một phát ngôn viên của Tổng thống Thein Sein nói với đài VOA rằng tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ thiếu công bằng và không đề cập điều ông gọi là các cuộc tấn công của phiến quân Kachin vào các mục tiêu chính phủ và dân thường.

Chính phủ tuyên bố một lệnh ngừng bắn đơn phương, có hiệu lực vào thứ Bảy. Nhưng giao tranh lẻ tẻ vẫn tiếp tục.

Những người chứng kiến và các giới chức của phe nổi dậy nói với đài VOA rằng các binh sĩ Miến Điện đã lợi dụng thời gian tạm lắng giao tranh ngắn ngủi để tiến vào các vị trí của quân nổi dậy.

Trong một bài phát biểu tại Rangoon hôm Chủ Nhật, ông Thein Sein cho biết các lực lượng chính phủ chỉ còn cách ‘một sải tay’ là tới căn cứ chính của Quân đội Độc lập Kachin (KIA) tại thị trấn Laiza trên biên giới với Trung Quốc.

Ông Thein Sein nói rằng ông đã ra lệnh cho quân đội không tấn công căn cứ đó để bày tỏ thiện chí, và ông kêu gọi KIA trở lại bàn đàm phán sớm nhất có thể.

Tuyên bố của Đại sứ quán hôm nay thúc giục hai bên ‘thực thi tất cả các bước đi cần thiết để tạo ra một bầu không khí đối thoại’.

Thông cáo này cũng kêu gọi Miến Điện cho phép các cơ quan cứu trợ LHQ và quốc tế ‘được tiếp cận’ những người cần trợ giúp mà ‘không bị cản trở’.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG