Sau nhiều tháng trì hoãn, trong tuần này, Bộ Thông Tin Miến Điện đã giữ lời hứa bãi bỏ một phần chính sách kiểm duyệt đã áp dụng từ nhiều thập niên qua. Trong khi các phóng viên và chủ biên đang tìm cách thích ứng với giai đoạn chuyển tiếp, nhiều người nói rằng báo chí tự do vẫn chưa đến với Miến điện. Thông tín viên Danielle Bernstein tiếp xúc với các phóng viên viết bài và các chủ biên tại Rangoon về những thách thức mà họ phải đối mặt trong môi trường truyền thông mới ở Miến điện.
Trong tuần này, các nhật báo Miến Điện sẽ xuất hiện tại các sạp báo mà không phải qua kiểm duyệt của bộ thông tin, lần đầu tiên tính từ năm 1962.
Đối với nhân viên cộng tác với The Myanmar Times, một tuần báo có trụ sở ở Rangoon, thì đây là cuộc họp đầu tiên của ban biên tập từ khi tin chấm dứt kiểm duyệt được loan báo.
Chủ biên Zaw Myint bày tỏ nỗi hoan hỉ của ông vì từ nay không còn phải đối phó với những nhà kiểm duyệt, và như thế sẽ tiết kiệm thời gian và cải thiện phẩm chất của các bài báo. Ông nói:
“Niềm vui của tôi có thể so sánh với ngày đám cưới của tôi hay một biến cố tương tự, nhưng tôi sẽ vui sướng hơn nếu chúng tôi được cấp giấy phép ra báo ngày. Tôi sẽ vui hơn khi không còn phải tuân thủ các quy định về kiểm duyệt mà lại có cơ hội được điều hành một nhật báo.”
Những tờ báo do nhà nước quản lý vẫn là những báo duy nhất được phép xuất bản hằng ngày, nhưng các nhà xuất bản tư hy vọng sẽ được phép ra nhật báo.
Một tù nhân chính trị mới được phóng thích và cũng là blogger mang bút hiệu Nay Phone Latt nói rằng báo chí trên mạng tại Miến Điện vẫn chưa được bảo vệ.
Ông nói các blogger vẫn dễ bị truy tố theo các luật điện tử cấm lưu trữ tài liệu chống chính phủ trong các máy tính:
“Trong luật báo chí hiện hành, không có chỗ đứng cho báo chí trên mạng, nên chúng tôi không được an toàn. Các đạo luật điện tử vẫn còn, vì thế chúng tôi không được an toàn dựa trên đạo luật này.”
Chủ biên Kyaw Min Swe, một nhân vật hay nêu lên những đề tài gây tranh cãi, lo sợ rằng ủy ban báo chí mới thành lập sẽ không nhất thiết bảo vệ các nhà báo, và kiểm duyệt sẽ vẫn tiếp tục dưới hình thức những đe dọa pháp lý. Ông nói:
“Họ thay đổi hệ thống theo dõi truyền thông kiểm duyệt trước thành hệ thống kiểm duyệt sau, như vậy chúng tôi phải đệ trình lên sau khi đã phát hành. Như vậy vẫn chưa hẳn là tự do báo chí. Chúng ta không thể nói như thế là tự do báo chí hoàn toàn.”
Ông Kyaw Min Swe trước đây đã bị chính phủ Miến điện truy tố vì đã phanh phui một vụ tai tiếng về hối lộ. Mặc dầu luật kiểm duyệt đã được nới lỏng, ông vẫn có thể bị khởi tố vì đã tường thuật về các vụ tham nhũng trong chính phủ hay các đề tài nhạy cảm có thể xúi giục bạo động.
Trong tuần này, các nhật báo Miến Điện sẽ xuất hiện tại các sạp báo mà không phải qua kiểm duyệt của bộ thông tin, lần đầu tiên tính từ năm 1962.
Đối với nhân viên cộng tác với The Myanmar Times, một tuần báo có trụ sở ở Rangoon, thì đây là cuộc họp đầu tiên của ban biên tập từ khi tin chấm dứt kiểm duyệt được loan báo.
Chủ biên Zaw Myint bày tỏ nỗi hoan hỉ của ông vì từ nay không còn phải đối phó với những nhà kiểm duyệt, và như thế sẽ tiết kiệm thời gian và cải thiện phẩm chất của các bài báo. Ông nói:
“Niềm vui của tôi có thể so sánh với ngày đám cưới của tôi hay một biến cố tương tự, nhưng tôi sẽ vui sướng hơn nếu chúng tôi được cấp giấy phép ra báo ngày. Tôi sẽ vui hơn khi không còn phải tuân thủ các quy định về kiểm duyệt mà lại có cơ hội được điều hành một nhật báo.”
Những tờ báo do nhà nước quản lý vẫn là những báo duy nhất được phép xuất bản hằng ngày, nhưng các nhà xuất bản tư hy vọng sẽ được phép ra nhật báo.
Một tù nhân chính trị mới được phóng thích và cũng là blogger mang bút hiệu Nay Phone Latt nói rằng báo chí trên mạng tại Miến Điện vẫn chưa được bảo vệ.
Ông nói các blogger vẫn dễ bị truy tố theo các luật điện tử cấm lưu trữ tài liệu chống chính phủ trong các máy tính:
“Trong luật báo chí hiện hành, không có chỗ đứng cho báo chí trên mạng, nên chúng tôi không được an toàn. Các đạo luật điện tử vẫn còn, vì thế chúng tôi không được an toàn dựa trên đạo luật này.”
Chủ biên Kyaw Min Swe, một nhân vật hay nêu lên những đề tài gây tranh cãi, lo sợ rằng ủy ban báo chí mới thành lập sẽ không nhất thiết bảo vệ các nhà báo, và kiểm duyệt sẽ vẫn tiếp tục dưới hình thức những đe dọa pháp lý. Ông nói:
“Họ thay đổi hệ thống theo dõi truyền thông kiểm duyệt trước thành hệ thống kiểm duyệt sau, như vậy chúng tôi phải đệ trình lên sau khi đã phát hành. Như vậy vẫn chưa hẳn là tự do báo chí. Chúng ta không thể nói như thế là tự do báo chí hoàn toàn.”
Ông Kyaw Min Swe trước đây đã bị chính phủ Miến điện truy tố vì đã phanh phui một vụ tai tiếng về hối lộ. Mặc dầu luật kiểm duyệt đã được nới lỏng, ông vẫn có thể bị khởi tố vì đã tường thuật về các vụ tham nhũng trong chính phủ hay các đề tài nhạy cảm có thể xúi giục bạo động.