JERUSALEM —
Giữa lúc rất nhiều người Palestine đang hớn hở đón mừng tin Palestine đã được nâng quy chế tại Liên Hiệp Quốc, một số người Israel đã bày tỏ nỗi thất vọng của họ.
Cư dân Palestine trên vùng Bờ Tây và Dải Gaza ăn mừng suốt đêm cho tới sáng sớm thứ sáu, sau khi Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết ủng hộ cuộc vận động của Thẩm quyền Palestine, yêu cầu được nâng quy chế để trở thành một nước quan sát viên không phải là thành viên Liên hiệp quốc.
Người Palestine đặc biệt vui mừng về số phiếu áp đảo của các thành viên Liên hiệp quốc, tới 138 nước, biểu quyết ủng hộ Palestine vào chiều tối thứ năm. Họ cho rằng điều đó đã tăng tính chính đáng cho đòi hỏi của họ, muốn trở thành một nhà nước, và tăng thêm sức mạnh cho vị thế của Palestine trong các cuộc đàm phán hòa bình với Israel.
9 quốc gia, kể cả Israel và Hoa Kỳ, chống đối nghị quyết này. 41 nước, trong đó có Anh và Đức, đã bỏ phiếu trắng, nhưng nghị quyết này được sự hậu thuẫn của đông đảo các nước thành viên Liên hiệp Châu Âu.
Hôm thứ sáu, một ngày có nhiều nắng ấm ở Đông Jerusalem, tín đồ Hồi giáo lũ lượt bước qua Cổng Damascus để dự các lễ cầu nguyện. Tâm trạng chung có vẻ thư giãn. Các lực lượng an ninh Israel có mặt, tuy nhiên ít người chú ý tới sự hiện diện của họ hơn, so với hầu hết những ngày thứ Sáu khác.
Một công chức về hưu từng làm việc cho Thẩm quyền Palestine, ông Mohammed Faqih, nói rằng tuy cuộc biểu quyết không thay đổi cuộc sống hàng ngày của người Palestine bao nhiêu, đó vẫn là một lý do để ăn mừng.
Ông FAQIH nói đây là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế công nhận quyền của Palestine được trở thành một nhà nước.
Ông Ibrahim Abdullah, một người bán sinh tố, nói rằng tin vui ấy đã mang lại niềm hy vọng cho tương lai.
Ông Abdullah nói ông hy vọng những gì xảy ra sẽ mang lại những điều tốt đẹp, và tất cả mọi người sẽ duy trì hòa bình và tình trạng yên ổn.
Nhiều người Palestine nói họ đã hy vọng cuộc biểu quyết sẽ giúp tái tục các cuộc đàm phán hòa bình với Israel đã bị trì hoãn trong nhiều tháng qua.
Hai bên đã đối đầu nhau từ khi Liên hiệp quốc bỏ phiếu chia cắt vùng lãnh thổ từng là thuộc địa của nước Anh cách đây 65 năm.
Một thủ lãnh địa phương thuộc phong trào Fatah của Palestine, ông Abu Daoud, nói rằng cuộc biểu quyết đã không mang lại kết quả gì đáng nói bởi vì theo ông, vùng lãnh thổ đang nằm dưới quyền kiểm soát của Israel là thuộc về người Palestine.
"Tôi lấy làm mừng vì các quốc gia trên thế giới đã lên tiếng, công nhận một số quyền của chúng tôi. Nhưng chúng tôi còn có quyền đối với thành phố Tel Aviv, Israel."
Quan điểm của Israel là hành động của Liên hiệp quốc sẽ tăng hơn nữa những sự chia rẽ.
Tại miền Tây Jerusalem, một nữ sinh viên Israel tên Irma – không cho biết họ – nói rằng quyết định của Liên hiệp quốc đã làm cô lo lắng bởi vì quyết định đó sẽ tăng sức mạnh của thành phần chủ chiến người Palestine. Cô Irma nói:
"Họ sẽ có nhiều quyền hơn và sẽ tấn công chúng tôi ngày một nhiều hơn. Và như thế chiến tranh, hay điều gì đó, sẽ xảy ra."
Một vài giờ trước cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói kết quả sẽ không ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán hoà bình với người Palestine đang lâm vào bế tắc.
Ông Netanyahu khuyên người dân Israel không nên phản ứng quá mức, bởi vì bất chấp bao nhiêu bàn tay được giơ lên chống Israel, không một lực nào trên thế giới có thể buộc ông phải nhượng bộ, khi nói tới an ninh của Israel.
Tuy nhiên, nhà làm phim tài liệu người Israel, ông Noam Kuzar, không đồng ý với Thủ tướng Netanyahu.
"Tôi nghĩ chính sách của chính phủ không phản ánh những nguyện vọng của dân chúng. Người dân chỉ muốn sống cuộc sống hàng ngày, họ muốn có an ninh, được trả lương, và được tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế, trong khi các chính trị gia nói tới những chuyện cao xa, nhưng không cổ vũ những điều thiết thực ngoài hiện trường."
Mặc dù vậy, các nhà phân tích nói rằng cuộc biểu quyết phần lớn có tính biểu tượng và có phần chắc sẽ không thay đổi những gì xảy ra trên thực tế. Tuy nhiên, một số người hy vọng rằng cuộc biểu quyết có thể tạo ra một động lực mới cho các hoạt động ngoại giao khả dĩ có thể đẩy bật hai bên tranh chấp ra khỏi tình trạng bế tắc hiện nay.
Cư dân Palestine trên vùng Bờ Tây và Dải Gaza ăn mừng suốt đêm cho tới sáng sớm thứ sáu, sau khi Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết ủng hộ cuộc vận động của Thẩm quyền Palestine, yêu cầu được nâng quy chế để trở thành một nước quan sát viên không phải là thành viên Liên hiệp quốc.
Người Palestine đặc biệt vui mừng về số phiếu áp đảo của các thành viên Liên hiệp quốc, tới 138 nước, biểu quyết ủng hộ Palestine vào chiều tối thứ năm. Họ cho rằng điều đó đã tăng tính chính đáng cho đòi hỏi của họ, muốn trở thành một nhà nước, và tăng thêm sức mạnh cho vị thế của Palestine trong các cuộc đàm phán hòa bình với Israel.
9 quốc gia, kể cả Israel và Hoa Kỳ, chống đối nghị quyết này. 41 nước, trong đó có Anh và Đức, đã bỏ phiếu trắng, nhưng nghị quyết này được sự hậu thuẫn của đông đảo các nước thành viên Liên hiệp Châu Âu.
Hôm thứ sáu, một ngày có nhiều nắng ấm ở Đông Jerusalem, tín đồ Hồi giáo lũ lượt bước qua Cổng Damascus để dự các lễ cầu nguyện. Tâm trạng chung có vẻ thư giãn. Các lực lượng an ninh Israel có mặt, tuy nhiên ít người chú ý tới sự hiện diện của họ hơn, so với hầu hết những ngày thứ Sáu khác.
Một công chức về hưu từng làm việc cho Thẩm quyền Palestine, ông Mohammed Faqih, nói rằng tuy cuộc biểu quyết không thay đổi cuộc sống hàng ngày của người Palestine bao nhiêu, đó vẫn là một lý do để ăn mừng.
Ông FAQIH nói đây là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế công nhận quyền của Palestine được trở thành một nhà nước.
Ông Ibrahim Abdullah, một người bán sinh tố, nói rằng tin vui ấy đã mang lại niềm hy vọng cho tương lai.
Ông Abdullah nói ông hy vọng những gì xảy ra sẽ mang lại những điều tốt đẹp, và tất cả mọi người sẽ duy trì hòa bình và tình trạng yên ổn.
Nhiều người Palestine nói họ đã hy vọng cuộc biểu quyết sẽ giúp tái tục các cuộc đàm phán hòa bình với Israel đã bị trì hoãn trong nhiều tháng qua.
Hai bên đã đối đầu nhau từ khi Liên hiệp quốc bỏ phiếu chia cắt vùng lãnh thổ từng là thuộc địa của nước Anh cách đây 65 năm.
Một thủ lãnh địa phương thuộc phong trào Fatah của Palestine, ông Abu Daoud, nói rằng cuộc biểu quyết đã không mang lại kết quả gì đáng nói bởi vì theo ông, vùng lãnh thổ đang nằm dưới quyền kiểm soát của Israel là thuộc về người Palestine.
"Tôi lấy làm mừng vì các quốc gia trên thế giới đã lên tiếng, công nhận một số quyền của chúng tôi. Nhưng chúng tôi còn có quyền đối với thành phố Tel Aviv, Israel."
Quan điểm của Israel là hành động của Liên hiệp quốc sẽ tăng hơn nữa những sự chia rẽ.
Tại miền Tây Jerusalem, một nữ sinh viên Israel tên Irma – không cho biết họ – nói rằng quyết định của Liên hiệp quốc đã làm cô lo lắng bởi vì quyết định đó sẽ tăng sức mạnh của thành phần chủ chiến người Palestine. Cô Irma nói:
"Họ sẽ có nhiều quyền hơn và sẽ tấn công chúng tôi ngày một nhiều hơn. Và như thế chiến tranh, hay điều gì đó, sẽ xảy ra."
Một vài giờ trước cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói kết quả sẽ không ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán hoà bình với người Palestine đang lâm vào bế tắc.
Ông Netanyahu khuyên người dân Israel không nên phản ứng quá mức, bởi vì bất chấp bao nhiêu bàn tay được giơ lên chống Israel, không một lực nào trên thế giới có thể buộc ông phải nhượng bộ, khi nói tới an ninh của Israel.
Tuy nhiên, nhà làm phim tài liệu người Israel, ông Noam Kuzar, không đồng ý với Thủ tướng Netanyahu.
"Tôi nghĩ chính sách của chính phủ không phản ánh những nguyện vọng của dân chúng. Người dân chỉ muốn sống cuộc sống hàng ngày, họ muốn có an ninh, được trả lương, và được tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế, trong khi các chính trị gia nói tới những chuyện cao xa, nhưng không cổ vũ những điều thiết thực ngoài hiện trường."
Mặc dù vậy, các nhà phân tích nói rằng cuộc biểu quyết phần lớn có tính biểu tượng và có phần chắc sẽ không thay đổi những gì xảy ra trên thực tế. Tuy nhiên, một số người hy vọng rằng cuộc biểu quyết có thể tạo ra một động lực mới cho các hoạt động ngoại giao khả dĩ có thể đẩy bật hai bên tranh chấp ra khỏi tình trạng bế tắc hiện nay.