Tại châu Á, các chuyên gia phân tích tài chính nói những bất hạnh kinh tế của Hy Lạp đã không mấy ảnh hưởng trực tiếp đến các thị trường chứng khoán trong khu vực, hiện đang tập trung vào các dấu hiệu rắc rối về chứng khoán của Trung Quốc.
Nhưng ngày càng có mối quan ngại rằng những hậu quả của vụ khủng hoảng Hy Lạp có thể rộng lớn và nghiêm trọng hơn so với dự kiến ban đầu. Từ Seoul, thông tín viên VOA Brian Padden gửi về bài tường thuật do Tấn Chương trình bày:
Một thẩm định tài chính của công ty Goldman Sachs trong tuần này nói rằng các thị trường đang nổi của châu Á sẽ nếm trải “sự tiếp xúc trực tiếp khá hạn chế” đối với việc Hy Lạp không trả được các món nợ quốc tế và rút ra khỏi khối Euro.
Đa số các nước Á châu thiếu một khoản nợ nhỏ của châu Âu so với tổng sản phẩm quốc dân và sẵn sàng đối phó với một vài bất ổn trong các thị trường tài chính.
Ông Andy Xie, một chuyên gia phân tích tài chính độc lập có nhận định: “Họ có quỹ dự trữ ngoại hối rất lớn. Vì thề cho dù các đợt sóng chấn động tài chính có lan ra thì cũng không tác động mấy đến những nơi này.”
'Dễ bị tác động'
Nhưng các quốc gia Á châu vẫn lệ thuộc vào xuất khẩu qua châu Âu và Mỹ, và các nền kinh tế lớn trong khu vực hiện đang ở trong tình hình dễ bị tác động.
Vụ sụt giá bất thần mới đây trong thị trường chứng khoán Trung Quốc và tin tức về tăng trưởng chậm cho thấy nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới có thể đang vất vả. Một sự trì trệ ở Trung Quốc sẽ tác động đáng kể đến toàn vùng.
Nếu sự chuyển tiếp của Trung Quốc không được êm thắm, các nền kinh tế sẽ bị tác động khá mạnh. Đối với đa số các nước Á châu, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất. Vì thế nếu mức cầu của Trung Quốc bị yếu đi, thì sẽ có một tác động lớn.Ông Andy Xie, một chuyên gia phân tích tài chính độc lập, nói.
Sau đây vẫn là ý kiến của ông Andy Xie: "Nếu sự chuyển tiếp của Trung Quốc không được êm thắm, các nền kinh tế sẽ bị tác động khá mạnh. Đối với đa số các nước Á châu, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất. Vì thế nếu mức cầu của Trung Quốc bị yếu đi, thì sẽ có một tác động lớn.”
Cùng lúc đó, kinh tế Nam Triều Tiên đang tìm cách phục hồi sau tình trạng suy thoái trong ngành du lịch và chi tiêu quốc nội, tiếp theo vụ bộc phát Hội chứng Hô hấp Trung Đông.
Và trong khi Nhật Bản đã trải qua một sự tăng trưởng tương đối mạnh hồi gần đây, nước này vẫn còn đang phục hồi sau cơn suy thoái năm ngoái.
Hiện thời, Goldman Sachs dự đoán một hậu quả hạn chế do việc Hy Lạp không trả được nợ với số xuất khẩu sụt giảm chưa đầy 2 phần trăm. Nhưng một sự co cụm đáng kể trong nền kinh tế Âu châu có thể gây lắng đọng cho nền thương mại toàn cầu, làm suy yếu mức cầu về xuất khẩu, là yếu tố chủ chốt cho sự tăng trưởng của châu Á.