Liên hiệp quốc bắt đầu sử dụng máy bay không người lái do thám các nhóm phiến quân tại miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo.
Liên hiệp quốc bắt đầu sử dụng hai chiếc máy bay không người lái đầu tiên trong khu vực vào hôm thứ Ba.
Người đứng đầu lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc Herve Ladsous cho biết chúng sẽ được dùng để giám sát “những khu vực nhạy cảm của các tỉnh Kivu”, gần biên giới Congo với Uganda và Rwanda.
Ông cho biết có một số vấn đề với các nhóm vũ trang trong khu vực, nơi lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc và quân đội Congo gần đây đã chiến đấu với nhóm phiến quân M23 và những nhóm hiện vẫn hoạt động.
Philipp Rotmann, phó giám đốc của Viện Chính sách công toàn cầu của Đức, cho biết các máy bay không người lái sẽ được sử dụng cho nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Cộng hòa dân chủ Congo.
Tuy nhiên, ông nói với VOA, không nên xem máy bay không người lái là “liều thuốc” để giải quyết các vấn đề của khu vực.
Ông Rotmann nói rằng chỉ có một vài máy bay không người lái trên một khu vực rộng lớn. Máy bay không người lái cần phải được bảo trì, được tiếp nhiên liệu. Sẽ có những hạn chế nhất định về tầm nhìn.
Ông Ladsous nói tình hình tại miền đông Congo “rất khác” so với cách đây một năm khi nhóm phiến quân M23 chiếm một vài thành phố trong vùng.
Tháng trước, M23 loan báo buông vũ khí sau khi quân đội Congo chiếm được cứ địa cuối cùng của tổ chức này với sự giúp sức của một lực lượng can thiệp đặc biệt của Liên hiệp quốc.
Một thỏa thuận hòa bình được kỳ vọng giữa chính phủ Congo và M23 không bao giờ được ký, vì hai bên không đồng ý về ngôn từ của văn bản.
Congo và nước láng giềng Uganda, hai nước làm trung gian cho những cuộc thương thuyết giữa hai bên, nói sau một cuộc họp ngày hôm qua giữa Tổng thống Joseph Kabila và Tổng thống Yoweri Museveni là các nhà lãnh đạo muốn những cuộc hoà đàm kết thúc “càng sớm càng tốt.”
Liên hiệp quốc và lực lượng gìn giữ hòa bình 20.000 người hiện đang chú trọng đến các nhóm phiến quân khác trong vùng, kể cả tổ chức FDLR của người sắc tộc Hutu ở Rwanda.
Miền đông Congo bị tàn phá vì nhiều năm giao tranh giữa chính phủ và nhiều nhóm phiến quân khác nhau, tranh giành quyền kiểm soát khu vực giàu khoáng sản.
Liên hiệp quốc bắt đầu sử dụng hai chiếc máy bay không người lái đầu tiên trong khu vực vào hôm thứ Ba.
Người đứng đầu lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc Herve Ladsous cho biết chúng sẽ được dùng để giám sát “những khu vực nhạy cảm của các tỉnh Kivu”, gần biên giới Congo với Uganda và Rwanda.
Ông cho biết có một số vấn đề với các nhóm vũ trang trong khu vực, nơi lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc và quân đội Congo gần đây đã chiến đấu với nhóm phiến quân M23 và những nhóm hiện vẫn hoạt động.
Philipp Rotmann, phó giám đốc của Viện Chính sách công toàn cầu của Đức, cho biết các máy bay không người lái sẽ được sử dụng cho nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Cộng hòa dân chủ Congo.
Tuy nhiên, ông nói với VOA, không nên xem máy bay không người lái là “liều thuốc” để giải quyết các vấn đề của khu vực.
Ông Rotmann nói rằng chỉ có một vài máy bay không người lái trên một khu vực rộng lớn. Máy bay không người lái cần phải được bảo trì, được tiếp nhiên liệu. Sẽ có những hạn chế nhất định về tầm nhìn.
Ông Ladsous nói tình hình tại miền đông Congo “rất khác” so với cách đây một năm khi nhóm phiến quân M23 chiếm một vài thành phố trong vùng.
Tháng trước, M23 loan báo buông vũ khí sau khi quân đội Congo chiếm được cứ địa cuối cùng của tổ chức này với sự giúp sức của một lực lượng can thiệp đặc biệt của Liên hiệp quốc.
Một thỏa thuận hòa bình được kỳ vọng giữa chính phủ Congo và M23 không bao giờ được ký, vì hai bên không đồng ý về ngôn từ của văn bản.
Congo và nước láng giềng Uganda, hai nước làm trung gian cho những cuộc thương thuyết giữa hai bên, nói sau một cuộc họp ngày hôm qua giữa Tổng thống Joseph Kabila và Tổng thống Yoweri Museveni là các nhà lãnh đạo muốn những cuộc hoà đàm kết thúc “càng sớm càng tốt.”
Liên hiệp quốc và lực lượng gìn giữ hòa bình 20.000 người hiện đang chú trọng đến các nhóm phiến quân khác trong vùng, kể cả tổ chức FDLR của người sắc tộc Hutu ở Rwanda.
Miền đông Congo bị tàn phá vì nhiều năm giao tranh giữa chính phủ và nhiều nhóm phiến quân khác nhau, tranh giành quyền kiểm soát khu vực giàu khoáng sản.