Các giới chức CHDC Congo đổ lỗi cho nước láng giềng Uganda trong việc phá hỏng một thoả thuận hòa bình với phiến quân M23. Thỏa thuận này đáng lẽ được hai bên ký kết ngày hôm qua.
Bộ trưởng Thông tin Lambert Mende ngày hôm nay nói Uganda, nước làm trung gian dàn xếp các cuộc thảo luận giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và M23 dường như hành động như một bên trong cuộc tranh chấp.
Congo từ lâu đã cáo buộc nước láng giềng Rwanda và Uganda hỗ trợ M23, một cáo buộc cả hai nước này đều bác bỏ.
Ông Mende cũng nói chính phủ Congo chống lại việc ký hiệp ước hòa bình với M23 vì tổ chức này đã tuyên bố chấm dứt chiến đấu.
Một trong những lãnh tụ của M23, ông Bertrand Bisimwa, nói với Đài VOA là tranh chấp diễn ra chung quanh sự kiện là chính phủ muốn gọi thoả thuận là một “tuyên ngôn” trong khi phe nổi dậy muốn gọi đó là một “hoà ước.”
Phát ngôn viên chính phủ Uganda Ofwono Opondo nói với Đài VOA là phái đoàn Congo từ chối bước vào phòng nơi lễ ký kết diễn ra ngày hôm qua, và yêu cầu có thêm thời gian để đọc bảng thoả thuận.
Các đặc sứ của Liên hiệp quốc, Liên Hiệp Châu Phi, Châu Âu và Hoa Kỳ tỏ ra tiếc là thoả thuận đã không được ký vào ngày hôm qua.
Trong một tuyên bố, các đặc sứ nói hai bên không có sự khác biệt nào về những điểm chính trong dự thảo tài liệu.
Tuần qua M23 cho biết sẽ hạ vũ khí, sau khi quân đội Congo chiếm cứ địa cuối cùng của tổ chức này tại tỉnh North Kivu.
Tổ chức M23 gồm có những chiến binh đã gia nhập quân đội Congo theo một thoả thuận hòa bình vào năm 2009 nhưng sau đó rời bỏ hàng ngủ sau khi than phiền là bị đối xử tồi tệ.
Tuần trước, các giới chức cho biết là hai bên đã ấn định việc ký một thoả thuận hòa bình đưa ra tiến trình giải giới các chiến binh nổi dậy, và một số sẽ được tái gia nhập quân đội Congo.
Trước đó M23 yêu cầu ân xá cho các cấp lãnh đạo, trong khi chính phủ Congo nói các lãnh tụ này cần phải trở về Cộng hòa Dân chủ Congo để được xét xử. Vấn đề này được xem như là một trở ngại nghiêm trọng cho thoả thuận hoà bình.
Tuy nhiên, không rõ vấn đề này có góp phần làm hoãn lại việc ký thoả thuận hòa bình ngày hôm qua hay không.
Miền đông Congo bị tàn phá vì nhiều năm giao tranh giữa chính phủ và nhiều nhóm phiến quân khác nhau, tranh dành quyền kiểm soát khu vực giàu hầm mỏ này.
Quân đội Congo vừa mới được sự yểm trợ của một lữ đoàn can thiệp gồm 3.000 binh sĩ Liên hiệp quốc để thực hiện những cuộc hành quân tấn công chống lại các phiến quân.
Bộ trưởng Thông tin Lambert Mende ngày hôm nay nói Uganda, nước làm trung gian dàn xếp các cuộc thảo luận giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và M23 dường như hành động như một bên trong cuộc tranh chấp.
Congo từ lâu đã cáo buộc nước láng giềng Rwanda và Uganda hỗ trợ M23, một cáo buộc cả hai nước này đều bác bỏ.
Ông Mende cũng nói chính phủ Congo chống lại việc ký hiệp ước hòa bình với M23 vì tổ chức này đã tuyên bố chấm dứt chiến đấu.
Một trong những lãnh tụ của M23, ông Bertrand Bisimwa, nói với Đài VOA là tranh chấp diễn ra chung quanh sự kiện là chính phủ muốn gọi thoả thuận là một “tuyên ngôn” trong khi phe nổi dậy muốn gọi đó là một “hoà ước.”
Phát ngôn viên chính phủ Uganda Ofwono Opondo nói với Đài VOA là phái đoàn Congo từ chối bước vào phòng nơi lễ ký kết diễn ra ngày hôm qua, và yêu cầu có thêm thời gian để đọc bảng thoả thuận.
Các đặc sứ của Liên hiệp quốc, Liên Hiệp Châu Phi, Châu Âu và Hoa Kỳ tỏ ra tiếc là thoả thuận đã không được ký vào ngày hôm qua.
Trong một tuyên bố, các đặc sứ nói hai bên không có sự khác biệt nào về những điểm chính trong dự thảo tài liệu.
Tuần qua M23 cho biết sẽ hạ vũ khí, sau khi quân đội Congo chiếm cứ địa cuối cùng của tổ chức này tại tỉnh North Kivu.
Tổ chức M23 gồm có những chiến binh đã gia nhập quân đội Congo theo một thoả thuận hòa bình vào năm 2009 nhưng sau đó rời bỏ hàng ngủ sau khi than phiền là bị đối xử tồi tệ.
Tuần trước, các giới chức cho biết là hai bên đã ấn định việc ký một thoả thuận hòa bình đưa ra tiến trình giải giới các chiến binh nổi dậy, và một số sẽ được tái gia nhập quân đội Congo.
Trước đó M23 yêu cầu ân xá cho các cấp lãnh đạo, trong khi chính phủ Congo nói các lãnh tụ này cần phải trở về Cộng hòa Dân chủ Congo để được xét xử. Vấn đề này được xem như là một trở ngại nghiêm trọng cho thoả thuận hoà bình.
Tuy nhiên, không rõ vấn đề này có góp phần làm hoãn lại việc ký thoả thuận hòa bình ngày hôm qua hay không.
Miền đông Congo bị tàn phá vì nhiều năm giao tranh giữa chính phủ và nhiều nhóm phiến quân khác nhau, tranh dành quyền kiểm soát khu vực giàu hầm mỏ này.
Quân đội Congo vừa mới được sự yểm trợ của một lữ đoàn can thiệp gồm 3.000 binh sĩ Liên hiệp quốc để thực hiện những cuộc hành quân tấn công chống lại các phiến quân.