Ðức Ðạt Lai Lạt Ma tuyên bố có nhiều phần chắc nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ để lại dấu ấn đối với đất nước giống như giới lãnh đạo hiện thời đã làm về cải tổ kinh tế.
Phát biểu với các phóng viên hôm nay trong một chuyến thăm Nhật Bản, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng sống lưu vong nói Trung Quốc đã cải cách nền kinh tế.
Ngài nói khu vực duy nhất còn lại cho chủ tịch sắp tới của Trung Quốc Tập Cận Bình là cải tổ chính trị trong nước.
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói: “Nay đã hết kỷ nguyên của ông Hồ Cẩm Ðào, và sắp tới kỷ nguyên của ông Tập Cận Bình. Tôi cho rằng không có chọn lực nào ngoại trừ một vài sự thay đổi chính trị, cải cách chính trị. Cải cách kinh tế đã có sẵn, do đó đã có nhiều phát triển. Vì thế cũng đem lại một số điều tốt đẹp.”
Theo dự kiến, ông Tập Cận Bình sẽ kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào trong chức vụ đứng đầu đảng Cộng sản tại một đại hội của đảng khai mạc ở Bắc Kinh vào thứ năm tuần này. Kế đó, ông sẽ lên làm chủ tịch nước vào tháng 3 trong một cuộc thay đổi thế hệ lãnh đạo.
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thừa nhận các cải cách kinh tế đã đem lại lợi ích cho Trung Quốc, nhưng nói rằng việc chính quyền sử dụng bạo lực không phù hợp với mục tiêu thiết lập một “xã hội hài hòa.”
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói: “Sử dụng bạo lực đem lại sự nghi kỵ và sợ hãi. Ðiều đó trái ngược hẳn với sự hài hòa. Mục tiêu, sự hài hòa, ổn định là tuyệt vời, nhưng phương pháp lại là sử dụng sự bí mật, kiểm duyệt và doạ nạt.”
Bắc Kinh đã lên án Ðức Ðạt Lai Lạt Ma là mưu tìm độc lập và xúi giục bạo động ở Tây Tạng, kể cả hơn 60 vụ tự thiêu bên trong và xung quanh khu vực tính từ tháng 3 năm 2011. Bắc Kinh lên án các vụ tự thiêu là các hành động của các phần tử khủng bố và tội phạm, trong khi giới hoạt động nói họ phản đối chế độ cai trị mạnh tay của Bắc Kinh ở Tây Tạng.
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma từng tuyên bố ông muốn khu vực đồi núi này được tự trị đúng nghĩa.
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong nói ông hy vọng nếu trở thành dân chủ hơn, Trung Quốc sẽ giúp giải quyết các vấn đề với các nước láng giềng nữa, như vụ tranh chấp tiếp diễn giữa Trung Quốc và Nhật Bản về một nhóm đảo mà cả hai nước đều nhận chủ quyền trong vùng Biển Ðông Trung Quốc.
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói: “Thêm các nguyên tắc dân chủ, thì nhiều vấn đề có thể được giải quyết, hay ít nhất là giảm thiểu các vấn đề này. Do đó, theo tôi vấn đề nhóm đảo có thể giải quyết một cách dễ dàng hơn.”
Trong khi đa số các chuyên gia nói họ không trông đợi sẽ thấy những cải cách đáng kể ngay từ phía các nhà lãnh đạo mới ở Trung Quốc, họ tỏ ý hy vọng sẽ có sự minh bạch hơn.
Phát biểu với các phóng viên hôm nay trong một chuyến thăm Nhật Bản, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng sống lưu vong nói Trung Quốc đã cải cách nền kinh tế.
Ngài nói khu vực duy nhất còn lại cho chủ tịch sắp tới của Trung Quốc Tập Cận Bình là cải tổ chính trị trong nước.
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói: “Nay đã hết kỷ nguyên của ông Hồ Cẩm Ðào, và sắp tới kỷ nguyên của ông Tập Cận Bình. Tôi cho rằng không có chọn lực nào ngoại trừ một vài sự thay đổi chính trị, cải cách chính trị. Cải cách kinh tế đã có sẵn, do đó đã có nhiều phát triển. Vì thế cũng đem lại một số điều tốt đẹp.”
Theo dự kiến, ông Tập Cận Bình sẽ kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào trong chức vụ đứng đầu đảng Cộng sản tại một đại hội của đảng khai mạc ở Bắc Kinh vào thứ năm tuần này. Kế đó, ông sẽ lên làm chủ tịch nước vào tháng 3 trong một cuộc thay đổi thế hệ lãnh đạo.
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thừa nhận các cải cách kinh tế đã đem lại lợi ích cho Trung Quốc, nhưng nói rằng việc chính quyền sử dụng bạo lực không phù hợp với mục tiêu thiết lập một “xã hội hài hòa.”
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói: “Sử dụng bạo lực đem lại sự nghi kỵ và sợ hãi. Ðiều đó trái ngược hẳn với sự hài hòa. Mục tiêu, sự hài hòa, ổn định là tuyệt vời, nhưng phương pháp lại là sử dụng sự bí mật, kiểm duyệt và doạ nạt.”
Bắc Kinh đã lên án Ðức Ðạt Lai Lạt Ma là mưu tìm độc lập và xúi giục bạo động ở Tây Tạng, kể cả hơn 60 vụ tự thiêu bên trong và xung quanh khu vực tính từ tháng 3 năm 2011. Bắc Kinh lên án các vụ tự thiêu là các hành động của các phần tử khủng bố và tội phạm, trong khi giới hoạt động nói họ phản đối chế độ cai trị mạnh tay của Bắc Kinh ở Tây Tạng.
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma từng tuyên bố ông muốn khu vực đồi núi này được tự trị đúng nghĩa.
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong nói ông hy vọng nếu trở thành dân chủ hơn, Trung Quốc sẽ giúp giải quyết các vấn đề với các nước láng giềng nữa, như vụ tranh chấp tiếp diễn giữa Trung Quốc và Nhật Bản về một nhóm đảo mà cả hai nước đều nhận chủ quyền trong vùng Biển Ðông Trung Quốc.
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói: “Thêm các nguyên tắc dân chủ, thì nhiều vấn đề có thể được giải quyết, hay ít nhất là giảm thiểu các vấn đề này. Do đó, theo tôi vấn đề nhóm đảo có thể giải quyết một cách dễ dàng hơn.”
Trong khi đa số các chuyên gia nói họ không trông đợi sẽ thấy những cải cách đáng kể ngay từ phía các nhà lãnh đạo mới ở Trung Quốc, họ tỏ ý hy vọng sẽ có sự minh bạch hơn.