Tổng thống Síp Nicos Anastasiades nói rằng điều kiện của kế hoạch 13 tỉ đô la cứu nguy cho nước ông là 'đau đớn' nhưng ông phải thỏa thuận với các định chế cho vay quốc tế để giữ cho nền kinh tế đảo quốc khỏi bị sụp đổ.
Trong một bài nói chuyện truyền hình với nhân dân toàn quốc đêm thứ Hai, ông Nicos Anastasiades nói “sự chọn lựa của Síp không dễ và môi trường cũng không lý tưởng.”
Ông nói khi hầu hết các ngân hàng trên đảo quốc Địa Trung Hải này mở cửa vào thứ Ba, những hạn chế về vốn liếng sẽ được áp dụng để ngăn ngừa người ký thác khỏi rút những khoản tiền to lớn. Nhưng ông nói rằng, các hạn chế này sẽ “rất tạm thời.”
Có được gói cứu nguy, Síp tránh được tình trạng phá sản và rút khỏi khối sử dụng đồng euro. Nhưng ảnh hưởng của thỏa thuận này khiến nhiều người đưa ra cách suy diễn khác nhau.
Các nhà đầu tư giàu có của Nga đã gởi nhiều số tiền lớn tại các ngân hàng của Síp, một số khoản tiền này không chính đáng. Nhưng hôm thứ Hai, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói khi áp dụng một thuế suất khoảng 30 phần trăm đối với các tài khoản trên 130.000 đô la không có bảo hiểm thì ông “tiếp tục nghĩ đây là chuyện cướp bóc tài sản phi pháp” của đồng bào ông.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, người muốn buộc các quốc gia mắc nợ phải giải quyết những khó khăn tài chính của họ, đã gọi kế hoạch cứu nguy cho đảo Síp là công bằng.
Những điều khoản của kế hoạch cứu nguy đã đạt được trong các cuộc thương thảo vào phút chót ở Brussels, ngay trước kỳ hạn chót do Ngân hàng Trung ương Châu Âu quy định. Ngân hàng này dọa sẽ cắt hết các khoản tài trợ khẩn cấp cho ngân hàng Síp nếu không đạt được thỏa thuận nào. Sau gói cứu nguy này, Ngân hàng Trung ương Châu Âu nói rằng họ sẽ tiếp tục trợ giúp khẩn cấp cho Síp.
Trong một bài nói chuyện truyền hình với nhân dân toàn quốc đêm thứ Hai, ông Nicos Anastasiades nói “sự chọn lựa của Síp không dễ và môi trường cũng không lý tưởng.”
Ông nói khi hầu hết các ngân hàng trên đảo quốc Địa Trung Hải này mở cửa vào thứ Ba, những hạn chế về vốn liếng sẽ được áp dụng để ngăn ngừa người ký thác khỏi rút những khoản tiền to lớn. Nhưng ông nói rằng, các hạn chế này sẽ “rất tạm thời.”
Có được gói cứu nguy, Síp tránh được tình trạng phá sản và rút khỏi khối sử dụng đồng euro. Nhưng ảnh hưởng của thỏa thuận này khiến nhiều người đưa ra cách suy diễn khác nhau.
Các nhà đầu tư giàu có của Nga đã gởi nhiều số tiền lớn tại các ngân hàng của Síp, một số khoản tiền này không chính đáng. Nhưng hôm thứ Hai, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói khi áp dụng một thuế suất khoảng 30 phần trăm đối với các tài khoản trên 130.000 đô la không có bảo hiểm thì ông “tiếp tục nghĩ đây là chuyện cướp bóc tài sản phi pháp” của đồng bào ông.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, người muốn buộc các quốc gia mắc nợ phải giải quyết những khó khăn tài chính của họ, đã gọi kế hoạch cứu nguy cho đảo Síp là công bằng.
Những điều khoản của kế hoạch cứu nguy đã đạt được trong các cuộc thương thảo vào phút chót ở Brussels, ngay trước kỳ hạn chót do Ngân hàng Trung ương Châu Âu quy định. Ngân hàng này dọa sẽ cắt hết các khoản tài trợ khẩn cấp cho ngân hàng Síp nếu không đạt được thỏa thuận nào. Sau gói cứu nguy này, Ngân hàng Trung ương Châu Âu nói rằng họ sẽ tiếp tục trợ giúp khẩn cấp cho Síp.