Các nhà lãnh đạo Síp hôm nay vội vã tìm cách huy động 7,5 tỷ đôla để tránh cho đảo quốc này bị vỡ nợ, nhưng Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo sẽ cắt khoản ứng cứu khẩn cấp vào thứ Hai tới nếu Síp không giải quyết được cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này.
Tại Moscow, các giới chức tài chính Síp tiếp tục các cuộc đàm phán với giới lãnh đạo Nga về khả năng Moscow cho nước này vay một khoản mới.
Trong khi đó, tại Nicosia, thủ đô của Síp, các giới chức thảo luận công cuộc tái cơ cấu các ngân hàng hiện nợ nần chồng chất của nước này cũng như việc huy động vốn từ các nguồn ở trong nước như từ các quỹ hưu trí và từ các chi nhánh của các ngân hàng quốc tế hoạt động tại quốc đảo.
Một số nhà lập pháp nói họ đã từ bỏ ý định đánh thuế các khoản tiền gửi tiết kiệm. Đó là biện pháp gây tranh cãi nằm trong kế hoạch cứu nguy trị giá 13 tỷ đôla của Síp mà các nhà cho vay quốc tế đã đồng ý. Sau khi những người gửi tiền tiết kiệm phẫn nộ biểu tình phản đối dự thảo đánh thuế tiền tiết kiệm, quốc hội Síp đã nhất trí bác dự thảo này.
Nhưng cũng chính vì điều đó mà các nhà lãnh đạo Síp hiện phải chật vật tìm kiếm các giải pháp để nhận được khoản ứng cứu khẩn cấp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Trung ương châu Âu và các quốc gia láng giềng của đảo quốc này trong khối sử dụng đồng euro.
Tại Moscow, các giới chức tài chính Síp tiếp tục các cuộc đàm phán với giới lãnh đạo Nga về khả năng Moscow cho nước này vay một khoản mới.
Trong khi đó, tại Nicosia, thủ đô của Síp, các giới chức thảo luận công cuộc tái cơ cấu các ngân hàng hiện nợ nần chồng chất của nước này cũng như việc huy động vốn từ các nguồn ở trong nước như từ các quỹ hưu trí và từ các chi nhánh của các ngân hàng quốc tế hoạt động tại quốc đảo.
Một số nhà lập pháp nói họ đã từ bỏ ý định đánh thuế các khoản tiền gửi tiết kiệm. Đó là biện pháp gây tranh cãi nằm trong kế hoạch cứu nguy trị giá 13 tỷ đôla của Síp mà các nhà cho vay quốc tế đã đồng ý. Sau khi những người gửi tiền tiết kiệm phẫn nộ biểu tình phản đối dự thảo đánh thuế tiền tiết kiệm, quốc hội Síp đã nhất trí bác dự thảo này.
Nhưng cũng chính vì điều đó mà các nhà lãnh đạo Síp hiện phải chật vật tìm kiếm các giải pháp để nhận được khoản ứng cứu khẩn cấp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Trung ương châu Âu và các quốc gia láng giềng của đảo quốc này trong khối sử dụng đồng euro.