Đường dẫn truy cập

Căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên


Cuộc diễn tập pháo binh bằng đạn thật từ đảo Yeonpyeong của Nam Triều Tiên được chiếu trên truyền hình, ngày 20/12/2010
Cuộc diễn tập pháo binh bằng đạn thật từ đảo Yeonpyeong của Nam Triều Tiên được chiếu trên truyền hình, ngày 20/12/2010

Người dân Nam Triều Tiên đang lo âu chờ đợi xem liệu miền Bắc có thực hiện lời đe dọa sẽ đưa ra hành động quân sự để đáp trả cuộc tập trận bắn đạn thật trên đảo Yeonpyeong hay không. Hồi tháng trước, Bắc Triều Tiên đã pháo kích hòn đảo này vài giờ đồng hồ sau một cuộc tập trận tương tự. Thủy quân lục chiến Nam Triều Tiên thực hiện cuộc thao dượt vài giờ sau khi một phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thất bại trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, và sau khi một chính khách Mỹ nói rằng Bắc Triều Tiên sẵn sàng chấp nhận các cuộc thanh sát hạt nhân.

Người dân Nam Triều Tiên đang lo âu chờ đợi xem liệu miền Bắc có thực hiện lời đe dọa sẽ đưa ra hành động quân sự để đáp trả cuộc tập trận bắn đạn thật trên đảo Yeonpyeong hay không. Hồi tháng trước, Bắc Triều Tiên đã pháo kích hòn đảo này vài giờ đồng hồ sau một cuộc tập trận tương tự. Thủy quân lục chiến Nam Triều Tiên thực hiện cuộc thao dượt vài giờ sau khi một phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thất bại trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, và sau khi một chính khách Mỹ nói rằng Bắc Triều Tiên sẵn sàng chấp nhận các cuộc thanh sát hạt nhân.

Bất chấp áp lực ngoại giao, Nam Triều Tiên hôm thứ Hai đã tiến hành việc bắn đạn pháo vào biển Hoàng Hải trong 94 phút, và làm gia tăng tình trạng đối đầu với miền Bắc theo chủ nghĩa cộng sản.

Các giới chức quốc phòng nhấn mạnh rằng miền Nam bắn đạn pháo về hướng tây-nam, và như thế không nhắm về hướng Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên Bình nhưỡng tuyên bố vùng biển ấy là thuộc lãnh hải của miền Bắc. Và trong những ngày từ khi cuộc tập trận được loan báo, đã cảnh cáo rằng nếu diễn ra, cuộc tập trận đó có nguy cơ đưa đến chiến tranh.

Tại Seoul, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên Kim Young-sun mô tả cuộc thao dượt dùng đạn thật chỉ là một cuộc tập trận thường xuyên, và có lý do chính đáng.

Ông Kim nói cuộc tập trận pháo binh là nhằm mục đích tự vệ, và trong tư cách một nước có chủ quyền, Nam Triều Tiên có quyền tiến hành.

Vài giờ trước cuộc tập trận, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã thất bại, không đạt được một giải pháp đồng thuận để hạ giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Các nhà ngoại giao nói Trung Quốc, cùng với một số nước khác, không hậu thuẫn một tuyên bố lên án Bắc Triều Tiên về cách hành xử hiếu chiến của họ, kể cả việc pháo kích đảo Yeonpyeong hồi tháng trước.

Sau thất bại đó, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Susan Rice đã lên tiếng bênh vực quyết định của Nam Triều Tiên, tiến hành cuộc diễn tập.

Bà Rice lưu ý về 2 cuộc tấn công gây tử vong được quy trách cho Bắc Triều Tiên, vụ đánh chìm tàu hải quân Nam Triều Tiên, và vụ pháo kích đảo Yeonpyeong.

Bà Rice nói: “Nếu những biến cố hồi năm ngoái chứng to một điều gì, thì đó là Cộng hòa Triều tiên có nhu cầu, và có quyền chuẩn bị sẵn sàng để tự vệ, sau khi đã mất 50 công dân, nội trong vòng 9 tháng vừa qua.”

Phó Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Hai, lập lại lời kêu gọi của nước ông, yêu cầu mở thêm đàm phán và khẳng định không một ai có quyền khiêu khích tranh chấp trên bán đảo Triều Tiên.

Cũng trong ngày thứ Hai, một nhà ngoại giao lão thành người Mỹ kết thúc một chuyến đi thăm Bình nhưỡng.

Đài truyền hình CNN trích lời ông nói rằng người Bắc Triều Tiên đã đồng ý cho phép các thanh sát viên Liên hiệp quốc trở lại Bắc Triều Tiên.

Cựu đại sứ Bill Richardson, Thống đốc bang Mexico, được trích lời nói rằng Bắc Triều Tiên cũng đồng ý thương thuyết việc bán 12,000 thanh nhiên liệu mới, để được đưa ra nước ngoài.

Trong 7 năm qua, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật bản và Nam Triều Tiên đã tìm cách thuyết phục Bắc Triều Tiên hãy từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân, để đổi lấy việnt rợ và được công nhận ngoại giao. Mặc dù đồng ý với điều đó, Bình Nhưỡng vẫn thử nghiệm các vũ khí hạt nhân, và mới đây, tiết lộ sự hiện diện của một cơ sở sản xuất nhiên liệu hạt nhân mới.

Trong những năm đầu của thập niên 1950, hai miền Nam và Bắc Triều Tiên đã đối đầu nhau trong một cuộc chiến kéo dài 3 năm. Một thỏa thuận đình chiến đã được dàn xếp từ năm 1953, tuy nhiên cho tới nay, chưa có hiệp định hòa bình nào được ký kết giữa hai bên.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG