Các giới chức của Kenya đã bắt đầu gắn các con chip vào các tê giác nhằm răn đe những người muốn giết trộm để lấy sừng.
Các giới chức trong ngành kiểm lâm Kenya nói rằng các chip và các máy soi đi kèm sẽ giúp truy tầm tê giác và giúp thu hồi số sừng bị đánh bắt trộm.
Ngân khoản cài đặt thiết bị do tổ chức bảo tồn động vật hoang dã WWF cung cấp.
Ông Robert Magori, đại diện của WWF tại Kenya nói rằng mỗi tê giác sẽ có một chip trong người và một chip ở sừng.
Khi một con tê giác bị giết và bị lấy sừng đem bán, nếu sừng này bị tịch thu, con chip sẽ cho biết con tê giác nào có sừng này, để nhà chức trách chứng minh đây là sừng bị săn bắt trộm.
Nạn săn bắt trộm tê giác đã gia tăng tại Kenya hồi gần đây, nước này chỉ có một đàn tê giác khoảng 1.000 con.
Ông Magori nói năm ngoái có 23 con bị giết và năm nay có ít nhất 10 con.
Ông tin rằng các con chip này sẽ làm những người săn bắt trộm chùn tay.
Các giới chức trong ngành kiểm lâm Kenya nói rằng các chip và các máy soi đi kèm sẽ giúp truy tầm tê giác và giúp thu hồi số sừng bị đánh bắt trộm.
Ngân khoản cài đặt thiết bị do tổ chức bảo tồn động vật hoang dã WWF cung cấp.
Ông Robert Magori, đại diện của WWF tại Kenya nói rằng mỗi tê giác sẽ có một chip trong người và một chip ở sừng.
Khi một con tê giác bị giết và bị lấy sừng đem bán, nếu sừng này bị tịch thu, con chip sẽ cho biết con tê giác nào có sừng này, để nhà chức trách chứng minh đây là sừng bị săn bắt trộm.
Nạn săn bắt trộm tê giác đã gia tăng tại Kenya hồi gần đây, nước này chỉ có một đàn tê giác khoảng 1.000 con.
Ông Magori nói năm ngoái có 23 con bị giết và năm nay có ít nhất 10 con.
Ông tin rằng các con chip này sẽ làm những người săn bắt trộm chùn tay.