Hàng ngàn người Iraq theo Hồi giáo Sunni lại đổ ra đường phố đòi chấm dứt điều họ gọi là bị đối xử như một công dân hạng hai.
Những cuộc biểu tình rầm rộ xảy ra vào ngày thứ Sáu tại Fallujah, Tikrit, Ramadi và Mosul.
Nhiều người biểu tình kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Nouri al-Malaki, một người Hồi giáo Shia, trả tự do cho những người Sunni bị cầm tù.
Người biểu tình cũng tụ tập tại Baghdad hôm thứ Sáu và họ được sự ủng hộ của giáo sĩ Shia cực đoan Moqtada al-Sadr.
Ông Al-Sadr gặp và cầu nguyện với những người Sunni tại ngôi đền Abdul Qadir al-Gailani trước khi đi thăm nhà thờ Công giáo Đức Bà Cứu Rỗi, nơi đã xảy ra cuộc tấn công chết người vào năm 2010 được cho là do các phần tử cực đoan gây ra.
Những tín hữu người Sunni bên ngoài ngôi đền hô to các khẩu hiệu ca ngợi ông al-Sadr lúc ông rời khỏi ngôi đền này.
Giáo sĩ al-Sadr ủng hộ Thủ tướng Malaki vào những ngày đầu của cuộc bầu cử năm 2010, nhưng sau đó, ông cùng với người Sunni và người Kurd kêu gọi Thủ tướng từ chức.
Trong những ngày gần đây, ông al-Sadr cũng cảnh báo là Iraq không tránh khỏi ảnh hưởng của Mùa Xuân Ả Rập đã mang lại những thay đổi tại những phần đất khác trong vùng.
Ông Latif Mostafa Amin, một thành viên người Kurd trong Quốc hội Iraq nói với Đài VOA là việc ông Malaki không thay chính sách kỳ thị có thể khiến cho Iraq tan vỡ.
Ông Malaki đã có một số nhượng bộ kể từ khi những cuộc biểu tình bắt đầu, đồng ý trả tự do cho một số nữ tù nhân. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo hồi đầu tuần là những cuộc biểu tình chống chính phủ rầm rộ như vậy sẽ không được dung thứ mãi mãi.
Những cuộc biểu tình rầm rộ xảy ra vào ngày thứ Sáu tại Fallujah, Tikrit, Ramadi và Mosul.
Nhiều người biểu tình kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Nouri al-Malaki, một người Hồi giáo Shia, trả tự do cho những người Sunni bị cầm tù.
Người biểu tình cũng tụ tập tại Baghdad hôm thứ Sáu và họ được sự ủng hộ của giáo sĩ Shia cực đoan Moqtada al-Sadr.
Ông Al-Sadr gặp và cầu nguyện với những người Sunni tại ngôi đền Abdul Qadir al-Gailani trước khi đi thăm nhà thờ Công giáo Đức Bà Cứu Rỗi, nơi đã xảy ra cuộc tấn công chết người vào năm 2010 được cho là do các phần tử cực đoan gây ra.
Những tín hữu người Sunni bên ngoài ngôi đền hô to các khẩu hiệu ca ngợi ông al-Sadr lúc ông rời khỏi ngôi đền này.
Giáo sĩ al-Sadr ủng hộ Thủ tướng Malaki vào những ngày đầu của cuộc bầu cử năm 2010, nhưng sau đó, ông cùng với người Sunni và người Kurd kêu gọi Thủ tướng từ chức.
Trong những ngày gần đây, ông al-Sadr cũng cảnh báo là Iraq không tránh khỏi ảnh hưởng của Mùa Xuân Ả Rập đã mang lại những thay đổi tại những phần đất khác trong vùng.
Ông Latif Mostafa Amin, một thành viên người Kurd trong Quốc hội Iraq nói với Đài VOA là việc ông Malaki không thay chính sách kỳ thị có thể khiến cho Iraq tan vỡ.
Ông Malaki đã có một số nhượng bộ kể từ khi những cuộc biểu tình bắt đầu, đồng ý trả tự do cho một số nữ tù nhân. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo hồi đầu tuần là những cuộc biểu tình chống chính phủ rầm rộ như vậy sẽ không được dung thứ mãi mãi.