Iran và các cường quốc thế giới đồng ý sẽ tiếp tục thảo luận về chương trình hạt nhân của nước này, sau hai ngày thương thuyết “tích cực” đã không mang lại bất cứ bước đột phá quan trọng nào.
Sau buổi họp tại thành phố Almaty của Kazakhstan hôm qua, Trưởng đoàn thương thuyết Iran Saeed Jalili nói rằng những đề nghị mới nhất của nhóm được gọi là P5+1 có vẻ “thực tiễn hơn” so với các nỗ lực trước đây.
Nhóm P5+1 gồm: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức, đã dùng các cuộc thảo luận mới nhất để đề nghị giảm thiểu một số biện pháp cấm vận đối với Iran, nếu chính phủ nước này đồng ý đình chỉ một số hoạt động nâng cấp uranium của họ.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên hiệp Châu Âu, bà Catherine Ashton, nói rằng nhóm P5+1 hy vọng rằng các nhà thương thuyết Iran sẽ “có một cái nhìn tích cực” về đề nghị mới.
Bà Catherine Ashton nói đề nghị đó giải quyết những quan tâm của quốc tế về tính cách tuyệt đối hòa bình của chương trình hạt nhân Iran, nhưng cũng đáp ứng những ý kiến của Iran.
Bà Ashton nói kế hoạch này được thiết kế để “phần nào xây dựng niềm tin”, giúp hai bên có thể tiến lên phía trước.
Các bên dự định sẽ tổ chức các cuộc thảo luận ở cấp chuyên gia vào tháng tới tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, và tiếp theo đó, một đợt cuộc gặp gỡ khác giữa các thương thuyết gia hàng đầu tại Almaty vào đầu tháng Tư.
Có mặt tại Kazakhstan, Thông tín viên Ban tiếng Ba Tư của Đài VOA tại London Bijan Farhoodi tường trình rằng nhóm P5+1 vô cùng quan tâm về việc Iran nâng cấp uranium lên mức 20%, khiến cho Teheran tiến gần hơn tới chỗ đạt được mức tinh chế đủ để có thể chế tạo một vũ khí hạt nhân.
Thông tín viên Farhoodi nói nhóm P5+1 muốn Iran ngưng tinh chế uranium tới mức 20%, đóng cửa nhà máy nâng cấp uranium Fordo ở gần Qom, và đưa ra nước ngoài lượng uranium tinh chế tới mức 20% mà Iran đã có trong kho.
Thông tín viên Farhoodi nói rằng các giới chức Iran đang chuẩn bị những đề nghị hồi đáp và sẽ đưa ra một đề nghị mạ họ cho là tương xứng với những lợi ích mà các nước khác đã đề nghị.
Tuy nhiên, theo thông tín viên này, các cuộc bầu cử sắp tới tại Iran có thể ảnh hưởng tới thỏa thuận này.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry kêu gọi Iran hãy tiến tới một giải pháp ngoại giao. Hôm thứ Ba, ông Kerry đã gặp vị tương nhiệm Đức ở Berlin.
Tại đây ông “bày tỏ hy vọng rằng Iran sẽ tự chọn cho mình con đường hướng tới một giải pháp ngoại giao.”
Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế mới đây nói rằng Iran đã bắt đầu thiết đặt các lò ly tâm đời mới tại cơ sở nâng cấp uranium ở Natanz, một hành động mà các giới chức Mỹ cho là có tính “khiêu khích”.
Trong mấy năm qua, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã áp đặt các biện pháp cấm vận đối với Iran trong nỗ lực nhằm tăng áp lực với Teheran để kiềm chế chương trình hạt nhân của họ. Nhiều nước khác, kể cả Hoa Kỳ, cũng áp dụng thêm các biện pháp cấm vận của riêng họ.
Hoa Kỳ và các cường quốc khác nghi ngờ Iran đang dùng chương trình hạt nhân của họ để phát triển các vũ khí hạt nhân. Iran khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ nhắm các mục đích hòa bình.
Sau buổi họp tại thành phố Almaty của Kazakhstan hôm qua, Trưởng đoàn thương thuyết Iran Saeed Jalili nói rằng những đề nghị mới nhất của nhóm được gọi là P5+1 có vẻ “thực tiễn hơn” so với các nỗ lực trước đây.
Nhóm P5+1 gồm: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức, đã dùng các cuộc thảo luận mới nhất để đề nghị giảm thiểu một số biện pháp cấm vận đối với Iran, nếu chính phủ nước này đồng ý đình chỉ một số hoạt động nâng cấp uranium của họ.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên hiệp Châu Âu, bà Catherine Ashton, nói rằng nhóm P5+1 hy vọng rằng các nhà thương thuyết Iran sẽ “có một cái nhìn tích cực” về đề nghị mới.
Bà Catherine Ashton nói đề nghị đó giải quyết những quan tâm của quốc tế về tính cách tuyệt đối hòa bình của chương trình hạt nhân Iran, nhưng cũng đáp ứng những ý kiến của Iran.
Bà Ashton nói kế hoạch này được thiết kế để “phần nào xây dựng niềm tin”, giúp hai bên có thể tiến lên phía trước.
Các bên dự định sẽ tổ chức các cuộc thảo luận ở cấp chuyên gia vào tháng tới tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, và tiếp theo đó, một đợt cuộc gặp gỡ khác giữa các thương thuyết gia hàng đầu tại Almaty vào đầu tháng Tư.
Có mặt tại Kazakhstan, Thông tín viên Ban tiếng Ba Tư của Đài VOA tại London Bijan Farhoodi tường trình rằng nhóm P5+1 vô cùng quan tâm về việc Iran nâng cấp uranium lên mức 20%, khiến cho Teheran tiến gần hơn tới chỗ đạt được mức tinh chế đủ để có thể chế tạo một vũ khí hạt nhân.
Thông tín viên Farhoodi nói nhóm P5+1 muốn Iran ngưng tinh chế uranium tới mức 20%, đóng cửa nhà máy nâng cấp uranium Fordo ở gần Qom, và đưa ra nước ngoài lượng uranium tinh chế tới mức 20% mà Iran đã có trong kho.
Thông tín viên Farhoodi nói rằng các giới chức Iran đang chuẩn bị những đề nghị hồi đáp và sẽ đưa ra một đề nghị mạ họ cho là tương xứng với những lợi ích mà các nước khác đã đề nghị.
Tuy nhiên, theo thông tín viên này, các cuộc bầu cử sắp tới tại Iran có thể ảnh hưởng tới thỏa thuận này.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry kêu gọi Iran hãy tiến tới một giải pháp ngoại giao. Hôm thứ Ba, ông Kerry đã gặp vị tương nhiệm Đức ở Berlin.
Tại đây ông “bày tỏ hy vọng rằng Iran sẽ tự chọn cho mình con đường hướng tới một giải pháp ngoại giao.”
Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế mới đây nói rằng Iran đã bắt đầu thiết đặt các lò ly tâm đời mới tại cơ sở nâng cấp uranium ở Natanz, một hành động mà các giới chức Mỹ cho là có tính “khiêu khích”.
Trong mấy năm qua, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã áp đặt các biện pháp cấm vận đối với Iran trong nỗ lực nhằm tăng áp lực với Teheran để kiềm chế chương trình hạt nhân của họ. Nhiều nước khác, kể cả Hoa Kỳ, cũng áp dụng thêm các biện pháp cấm vận của riêng họ.
Hoa Kỳ và các cường quốc khác nghi ngờ Iran đang dùng chương trình hạt nhân của họ để phát triển các vũ khí hạt nhân. Iran khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ nhắm các mục đích hòa bình.