Đường dẫn truy cập

IMF: Tăng trưởng Việt Nam đạt 2,4%, thuộc hàng cao nhất thế giới năm 2020


Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “hồi phục mạnh” trong năm 2021 nhưng cũng có thể chịu “những bất ổn đáng kể” do khả năng đại dịch bùng phát trở lại.
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “hồi phục mạnh” trong năm 2021 nhưng cũng có thể chịu “những bất ổn đáng kể” do khả năng đại dịch bùng phát trở lại.

Nền kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng ở mức 2,4% trong năm 2020, một trong những tỷ lệ được xem là cao nhất trên thế giới trong năm diễn ra đại dịch trên toàn cầu, nhờ vào các bước quyết định nhằm ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 trên nền kinh tế.

Dự báo mới nhất được Giám đốc IMF tại Việt Nam, bà Era Dabla-Norris, đưa ra sau khi kết thúc cuộc tham vấn trực tuyến với các quan chức cấp cao Việt Nam.

Tháng trước, tổ chức tài chính thế giới này dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam có thể đạt 1,6%, nằm trong số ít các quốc gia trên thế giới được dự báo có mức tăng trưởng dương trong năm nay.

Theo bà Dabla-Norris, từ các chính sách tài khoá thận trọng trong quá khứ, Việt Nam có điều kiện để triển khai các biện pháp ứng phó và các chính sách phản ứng tài khóa của Việt Nam chủ yếu hướng tới việc hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, việc nới lỏng chính sách tiền tệ và các biện pháp cứu trợ tài chính tạm thời của ngân hàng trung ương cũng giúp giảm bớt áp lực thanh khoản, giảm chi phí cấp vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy tín dụng tiếp tục lưu thông.

IMF dự báo kinh tế Việt Nam sẽ “hồi phục mạnh” trong năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến sẽ tăng lên 6,5% khi các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước trở lại bình thường, trong khi mức lạm phát dự kiến sẽ vẫn gần với mục tiêu của Việt Nam là 4%.

Tuy nhiên, đại diện của IMF cũng lưu ý rằng kinh tế Việt Nam cũng có thể chịu “những bất ổn đáng kể” do khả năng đại dịch bùng phát trở lại, tình trạng hồi phục chậm chạp trên toàn cầu, căng thẳng thương mại đang diễn ra và những khó khăn của doanh nghiệp có thể dẫn đến tình trạng phá sản, căng thẳng thị trường lao động và hệ thống ngân hàng.

“Với những bất ổn trên, việc linh hoạt điều chỉnh quy mô và cơ cấu hỗ trợ chính sách sẽ rất quan trọng. Chính sách tài khóa phải đóng một vai trò lớn hơn trong tổ hợp các chính sách”, giới chức của IMF khuyến nghị.

VOA Express

XS
SM
MD
LG