Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ thấp tỉ lệ tăng trưởng toàn cầu dự báo cho năm 2103 và cho biết sự phục hồi có phần chắc sẽ không đồng đều. Tổ chức cho vay quốc tế này dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay đạt mức 3,3%, thấp hơn dự báo trước đây là 3,5%. IMF đưa ra dự báo được điều chỉnh này trong lúc đại diện của các nước hội viên tụ tập ở Washington để tham dự hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.
Sự lớn mạnh của các nền kinh tế mới nổi, sự trì trệ của kinh tế Âu châu và sự khổ cực của người nghèo trên thế giới là trọng tâm của các cuộc thảo luận tại Washington giữa các nhà hoạch định chính sách tài chánh và các nhà lãnh đạo thế giới.
Ông Olivier Blanchard, Kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cho biết trong lúc các nước đang phát triển tiếp tục có được tốc độ tăng trưởng khả quan, các nền kinh tế tiên tiến vẫn phải đối mặt với một sự phục hồi khá bấp bênh.
Ông Blanchard nói: "Tôi nghĩ rằng thách thức lớn nhất vẫn là Âu châu. Tình hình Hoa Kỳ tốt hơn. Tình hình các thị trường mới nổi khá tốt. Âu châu vẫn tiếp tục có vấn đề."
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết vấn đề nợ nần của Âu châu và vụ khủng hoảng ngân hàng mới đây ở đảo Chypre có phần chắc sẽ làm cho khu vực euro gồm 17 nước thành viên tiếp tục ở trong tình trạng suy thoái với mức độ vừa phải cho tới sang năm.
Ngược lại, Trung Quốc dự kiến sẽ có tỉ lệ tăng trưởng 8% trong năm nay, và các nền kinh tế thuộc thế giới đang phát triển sẽ có tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn chút đỉnh.
Ông Blanchard nói rằng điều đó không có nghĩa là các nền kinh tế mới nổi không bị tác động, đặc biệt là những nước lệ thuộc vào hoạt động xuất khẩu.
Ông Blanchard cho biết: "Thách thức chính đối với họ là làm thế nào để ứng phó với những gì đang xảy ra ở các nước tiên tiến. Và điều này có nghĩa là sự dao động trong lãnh vực thương mại và các thị trường vốn. Những dòng vốn chảy vào các nước này có biên độ dao động rất lớn. Trên cơ bản thì họ phải xử lý các dòng vốn. Họ phải duy trì các hoạt động và ngăn không cho tình trạng quá nóng xảy ra."
Về phần Hoa Kỳ, triển vọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này là phục hồi chậm chạp nhưng vững vàng. Ông Blanchard cho biết tuy chi tiêu của chính phủ Mỹ đã bị cắt giảm hồi đầu năm nay, nhưng có nhiều yếu tố giúp cho nước Mỹ có được tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2014.
Ông Blanchard nói: "Yếu tố thứ nhất là chính sách tiền tệ rất mạnh mẽ, giúp cho lãi suất nằm ở mức rất thấp. Thứ nhì là hệ thống ngân hàng tuy chưa hoàn hảo nhưng đã trở nên vững mạnh hơn nhiều so với trước đây. Và thứ 3 là điều mà các nhà kinh tế gọi là mức cầu bị dồn nén (pent-up demand)."
Tại các cuộc họp trong vài ngày sắp tới, Ngân hàng Thế giới sẽ thảo luận về vấn đề thất nghiệp – một trong những thách thức lớn nhất cho sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.
Sự lớn mạnh của các nền kinh tế mới nổi, sự trì trệ của kinh tế Âu châu và sự khổ cực của người nghèo trên thế giới là trọng tâm của các cuộc thảo luận tại Washington giữa các nhà hoạch định chính sách tài chánh và các nhà lãnh đạo thế giới.
Ông Olivier Blanchard, Kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cho biết trong lúc các nước đang phát triển tiếp tục có được tốc độ tăng trưởng khả quan, các nền kinh tế tiên tiến vẫn phải đối mặt với một sự phục hồi khá bấp bênh.
Ông Blanchard nói: "Tôi nghĩ rằng thách thức lớn nhất vẫn là Âu châu. Tình hình Hoa Kỳ tốt hơn. Tình hình các thị trường mới nổi khá tốt. Âu châu vẫn tiếp tục có vấn đề."
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết vấn đề nợ nần của Âu châu và vụ khủng hoảng ngân hàng mới đây ở đảo Chypre có phần chắc sẽ làm cho khu vực euro gồm 17 nước thành viên tiếp tục ở trong tình trạng suy thoái với mức độ vừa phải cho tới sang năm.
Ngược lại, Trung Quốc dự kiến sẽ có tỉ lệ tăng trưởng 8% trong năm nay, và các nền kinh tế thuộc thế giới đang phát triển sẽ có tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn chút đỉnh.
Ông Blanchard nói rằng điều đó không có nghĩa là các nền kinh tế mới nổi không bị tác động, đặc biệt là những nước lệ thuộc vào hoạt động xuất khẩu.
Ông Blanchard cho biết: "Thách thức chính đối với họ là làm thế nào để ứng phó với những gì đang xảy ra ở các nước tiên tiến. Và điều này có nghĩa là sự dao động trong lãnh vực thương mại và các thị trường vốn. Những dòng vốn chảy vào các nước này có biên độ dao động rất lớn. Trên cơ bản thì họ phải xử lý các dòng vốn. Họ phải duy trì các hoạt động và ngăn không cho tình trạng quá nóng xảy ra."
Về phần Hoa Kỳ, triển vọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này là phục hồi chậm chạp nhưng vững vàng. Ông Blanchard cho biết tuy chi tiêu của chính phủ Mỹ đã bị cắt giảm hồi đầu năm nay, nhưng có nhiều yếu tố giúp cho nước Mỹ có được tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2014.
Ông Blanchard nói: "Yếu tố thứ nhất là chính sách tiền tệ rất mạnh mẽ, giúp cho lãi suất nằm ở mức rất thấp. Thứ nhì là hệ thống ngân hàng tuy chưa hoàn hảo nhưng đã trở nên vững mạnh hơn nhiều so với trước đây. Và thứ 3 là điều mà các nhà kinh tế gọi là mức cầu bị dồn nén (pent-up demand)."
Tại các cuộc họp trong vài ngày sắp tới, Ngân hàng Thế giới sẽ thảo luận về vấn đề thất nghiệp – một trong những thách thức lớn nhất cho sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.