WASHINGTON —
Các vấn đề gai góc nhất của thế giới sẽ là đề tài thảo luận hàng đầu của các bộ trưởng tài chính toàn thế giới, khi họ họp nhau tại Washington trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư.
Có 188 quốc gia thành viên tham gia hội nghị lần này của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Một số quốc gia tham dự muốn xúc tiến các cải cách để chuyển bớt quyền lực từ các nước giàu sang các nước mới trỗi dậy.
Hơn một tỉ người trên khắp thế giới sống trong cảnh cực kỳ nghèo khổ, và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới WB Jim Yong Kim muốn thay đổi cảnh này.
Ông yêu cầu các quốc gia thành viên của ngân hàng cung cấp thêm nguồn lực để giúp đỡ thành phần nghèo nhất, và muốn thành phần này sẽ được xóa bỏ trước cuối năm 2030:
“Có người nào đã từng sống với mức thu nhập dưới 1 đôla 25 xu một ngày mà không chịu cùng với tôi tuyên bố rằng ‘đã đến lúc cần phải chấm dứt sự nghèo khổ cùng cực’ hay không?”
Các nhà kinh tế nói rằng nếu tạo được tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu thì sẽ giúp đỡ được người nghèo và giúp cho 200 triệu người đang thất nghiệp hiện nay dễ kiếm việc làm hơn.
Tổng giám đốc IMF, bà Christine Lagarde nói rằng tăng trưởng kinh tế nói chung đã bắt đầu khá hơn:
“Tình hình kinh tế thế giới không còn ở mức nguy hiểm giống như cách nay 9 tháng. Tuy nhiên, tăng trưởng vẫn còn chậm chạp, nhất là tại các nước phát triển. Tăng trưởng kinh tế thế giới có thể gặp ảnh hưởng xấu nếu có những cắt giảm ngân sách hoặc những chương trình kích thích kinh tế không sáng suốt, hoặc nếu có thêm xáo trộn kinh tế ở châu Âu.”
Hoa Kỳ và các nước châu Âu thường đóng góp tiền bạc nhiều nhất cho WB và IMF. Vì thế, tăng trưởng chậm chạp tại các nước phát triển có nghĩa là mức đóng góp cho hai tổ chức tài chính quốc tế này sẽ bớt đi.
Và cũng có nghĩa là các nước mới trỗi dậy cần đóng góp thêm so với trước đây. Đó là cũng là ý kiến của bà Bessma Momani, giáo sư của trường đại học Waterloo bên Canada:
“Các nước mới trỗi dậy sẽ đóng góp thêm để châm thêm tiền cho kho bạc của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế đang rất cần châm tiền, và để cho tổ chức tài chính này bớt nhờ cậy vào Hoa Kỳ.”
Ông Domenico Lombardi, chuyên viên của viện nghiên cứu Brookings ở Washington nói rằng nhiều nước thành viên đã đồng ý để cho các nước mới trỗi dậy có thêm quyền lực tại IMF nhưng kế hoạch này đang bị khựng lại tại Washington:
“Điều đang xảy ra là hành pháp Hoa Kỳ đã chính thức đưa dự luật này lên Quốc hội, nhưng có lẽ phải chờ đến cuối năm nay Quốc hội Mỹ mới thảo luận và phê chuẩn xong.”
Các nhà theo dõi hội nghị của WB và IMF lần này tại Washington nói rằng muốn đánh giá sự thành công của hội nghị, phải chờ xem một ngày gần đây, ngân khoản được xuất ra để thực hiện các cơ sở hạ tầng giúp đỡ người nghèo sẽ lên đến mức nào.
Có 188 quốc gia thành viên tham gia hội nghị lần này của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Một số quốc gia tham dự muốn xúc tiến các cải cách để chuyển bớt quyền lực từ các nước giàu sang các nước mới trỗi dậy.
Hơn một tỉ người trên khắp thế giới sống trong cảnh cực kỳ nghèo khổ, và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới WB Jim Yong Kim muốn thay đổi cảnh này.
Ông yêu cầu các quốc gia thành viên của ngân hàng cung cấp thêm nguồn lực để giúp đỡ thành phần nghèo nhất, và muốn thành phần này sẽ được xóa bỏ trước cuối năm 2030:
“Có người nào đã từng sống với mức thu nhập dưới 1 đôla 25 xu một ngày mà không chịu cùng với tôi tuyên bố rằng ‘đã đến lúc cần phải chấm dứt sự nghèo khổ cùng cực’ hay không?”
Các nhà kinh tế nói rằng nếu tạo được tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu thì sẽ giúp đỡ được người nghèo và giúp cho 200 triệu người đang thất nghiệp hiện nay dễ kiếm việc làm hơn.
Tổng giám đốc IMF, bà Christine Lagarde nói rằng tăng trưởng kinh tế nói chung đã bắt đầu khá hơn:
“Tình hình kinh tế thế giới không còn ở mức nguy hiểm giống như cách nay 9 tháng. Tuy nhiên, tăng trưởng vẫn còn chậm chạp, nhất là tại các nước phát triển. Tăng trưởng kinh tế thế giới có thể gặp ảnh hưởng xấu nếu có những cắt giảm ngân sách hoặc những chương trình kích thích kinh tế không sáng suốt, hoặc nếu có thêm xáo trộn kinh tế ở châu Âu.”
Hoa Kỳ và các nước châu Âu thường đóng góp tiền bạc nhiều nhất cho WB và IMF. Vì thế, tăng trưởng chậm chạp tại các nước phát triển có nghĩa là mức đóng góp cho hai tổ chức tài chính quốc tế này sẽ bớt đi.
Và cũng có nghĩa là các nước mới trỗi dậy cần đóng góp thêm so với trước đây. Đó là cũng là ý kiến của bà Bessma Momani, giáo sư của trường đại học Waterloo bên Canada:
“Các nước mới trỗi dậy sẽ đóng góp thêm để châm thêm tiền cho kho bạc của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế đang rất cần châm tiền, và để cho tổ chức tài chính này bớt nhờ cậy vào Hoa Kỳ.”
Ông Domenico Lombardi, chuyên viên của viện nghiên cứu Brookings ở Washington nói rằng nhiều nước thành viên đã đồng ý để cho các nước mới trỗi dậy có thêm quyền lực tại IMF nhưng kế hoạch này đang bị khựng lại tại Washington:
“Điều đang xảy ra là hành pháp Hoa Kỳ đã chính thức đưa dự luật này lên Quốc hội, nhưng có lẽ phải chờ đến cuối năm nay Quốc hội Mỹ mới thảo luận và phê chuẩn xong.”
Các nhà theo dõi hội nghị của WB và IMF lần này tại Washington nói rằng muốn đánh giá sự thành công của hội nghị, phải chờ xem một ngày gần đây, ngân khoản được xuất ra để thực hiện các cơ sở hạ tầng giúp đỡ người nghèo sẽ lên đến mức nào.