Đường dẫn truy cập

HRW: Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ phải đạt kết quả cụ thể


Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch Phil Robertson.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch Phil Robertson.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Mỹ đang diễn ra tại Hà Nội phải đạt kết quả cụ thể, chứ không phải là những lời nói suông theo kiểu thảo luận cho có.

Trao đổi với VOA Việt ngữ tối ngày 5/7, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch nhấn mạnh Washington và Hà Nội đang đánh mất cơ hội siết chặt thêm quan hệ song phương cho tới khi nào đối thoại nhân quyền giữa đôi bên thôi là ‘một sự đồng ý để bất đồng,’ vốn là ‘kết quả thường trông thấy trước nay.’ Ông Phil Robertson:

“Hoa Kỳ cần nói thật rõ với Hà Nội rằng chỉ có thể có tiến bộ trong mối quan hệ với Mỹ, kể cả tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại TPP, khi nào Việt Nam thật sự cải thiện thành tích nhân quyền trong đó bao gồm việc phóng thích hàng trăm tù nhân lương tâm bị giam cầm chỉ vì hành xử quyền làm người, hủy bỏ các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia thường dùng để bóp nghẹt nhân quyền và dân chủ, và bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, quyền tự do thành lập công đoàn, quyền tự do tụ tập ôn hòa không bị cản trở, cũng như quyền tự do tôn giáo của người dân.”

Human Rights Watch nói tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trong những năm qua không mấy thay đổi và rằng các cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thường kết thúc bằng việc ‘nhất trí là còn bất đồng’ hơn là các bước cải thiện thực thụ và ý nghĩa từ phía Hà Nội.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama với blogger Điếu Cày trước cuộc đối thoại nhân quyền thường niên lần này chứng tỏ cho Hà Nội thấy rằng Washington tiếp tục đặt nặng vấn đề nhân quyền Việt Nam. Tuy nhiên, các cuộc đối thoại nhân quyền này cần phải đạt những điểm đồng thuận và tiến tới sự thay đổi tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam.
hó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của HRW, Phil Robertson.

Đáp câu hỏi làm thế nào để có thể ràng buộc Hà Nội phải thực thi cam kết cải tổ nhân quyền một các hữu hiệu hơn nữa ngoài các cuộc đối thoại Việt-Mỹ hằng năm để Washington trực tiếp nêu lên các quan ngại hầu thúc đẩy Hà Nội cải thiện, ông Robertson nói:

“Hoa Kỳ phải cân nhắc các vấn đề nhân quyền của Việt Nam với mọi khía cạnh trong mối quan hệ với Hà Nội. Việt Nam phải hiểu rằng không có cải thiện đáng kể về nhân quyền thì mối quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiếp tục còn nhiều trở ngại và khó đạt được mức tiến bộ hay gần gũi trong bang giao như đôi bên mong muốn. Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama với blogger Điếu Cày trước cuộc đối thoại nhân quyền thường niên lần này chứng tỏ cho Hà Nội thấy rằng Washington tiếp tục đặt nặng vấn đề nhân quyền Việt Nam. Tuy nhiên, các cuộc đối thoại nhân quyền này cần phải đạt những điểm đồng thuận và tiến tới sự thay đổi tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam.”

'Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama với blogger Điếu Cày chứng tỏ cho Hà Nội thấy rằng Washington tiếp tục đặt nặng vấn đề nhân quyền Việt Nam'.
'Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama với blogger Điếu Cày chứng tỏ cho Hà Nội thấy rằng Washington tiếp tục đặt nặng vấn đề nhân quyền Việt Nam'.

Blogger Điếu Cày, người bị Hà Nội xem là phản động và cầm tù hơn 6 năm trước khi trục xuất thẳng từ nhà giam sang Hoa Kỳ vừa được Tổng thống Mỹ mời đến Tòa Bạch Ốc hôm 1/5 để thảo luận về thực trạng nhân quyền Việt Nam.

Sáng lập viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do nói cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama diễn ra chỉ vài ngày trước cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Mỹ hôm nay cho thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam tồi tệ ra sao và Hoa Kỳ quan tâm đến thực trạng này đến mức nào trong mối bang giao Việt-Mỹ. Về cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần này, blogger Điếu Cày chia sẻ:

“Trong những ngày diễn ra đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ, tôi biết rằng chính phủ Hoa Kỳ lần này cũng rất quan tâm đến thông tư 37 của Bộ Công an, một văn bản được dấu kín và được sử dụng để tước đoạt các quyền mà tù nhân được hưởng trong Luật Thi hành án hình sự. Lần này, Hoa Kỳ sẽ làm rõ, họ không muốn chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật không được công bố để đàn áp tù nhân như vậy.”

Dân biểu Zoe Lofgren kêu gọi đặt các tiêu chuẩn ràng buộc về nhân quyền và quyền của người lao động vào Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Dân biểu Zoe Lofgren kêu gọi đặt các tiêu chuẩn ràng buộc về nhân quyền và quyền của người lao động vào Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Cách đây hai ngày, 13 dân biểu của cả hai đảng trong Hạ viện Hoa Kỳ gửi thư cho Tổng thống Obama kêu gọi đặt các tiêu chuẩn ràng buộc về nhân quyền và quyền của người lao động vào Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP đang thương lượng với 11 quốc gia, bao gồm Việt Nam.

Thư do dân biểu Zoe Lofgren dẫn đầu chỉ rõ trường hợp điển hình về vi phạm nhân quyền của Việt Nam và yêu cầu có biện pháp đánh giá thích hợp, bổ sung các điều khoản rõ ràng về nhân quyền vào hiệp định mở rộng giao thương TPP này.

please wait

No media source currently available

0:00 0:05:31 0:00
Tải xuống

Trong phúc trình hằng năm vừa công bố cách đây 1 tuần, Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới (USCIRF) cũng kêu gọi chính phủ Mỹ bảo đảm rằng các cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam dẫn tới các hành động và kết quả cụ thể liên quan đến nhân quyền và tự do tôn giáo và báo cáo Quốc hội tiến bộ trong các vấn đề này.

“Trong những ngày diễn ra đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ, tôi biết rằng chính phủ Mỹ lần này cũng rất quan tâm đến thông tư 37 của Bộ Công an, một văn bản được dấu kín và được sử dụng để tước đoạt các quyền mà tù nhân được hưởng trong Luật Thi hành án hình sự. Lần này, Hoa Kỳ sẽ làm rõ, họ không muốn chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật không được công bố để đàn áp tù nhân như vậy.”
Blogger Điếu Cày nói.

Kể từ năm 2001 tới nay, USCIRF hằng năm liên tục đề nghị liệt kê Việt Nam vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo.

Việt Nam trước nay phủ nhận các cáo buộc về vi phạm nhân quyền.

Chính phủ Hà Nội nói những cách biệt quan điểm giữa Việt Nam với các nước về vấn đề nhân quyền cần được thu hẹp qua các cuộc đối thoại như đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thường niên đang diễn ra.

Quan hệ Việt-Mỹ đã cải thiện đáng kể từ sau chiến tranh kết thúc năm 1975 nhưng vấn đề nhân quyền của Việt Nam vẫn tiếp tục là trở ngại cho mối bang giao gần gũi hơn giữa hai nước cựu thù.

Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam thời hậu chiến, Pete Peterson, trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ đánh dấu 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, khẳng định nhân quyền Việt Nam là ‘vấn đề mà Mỹ sẽ không đơn thuần bỏ qua.’

VOA Express

XS
SM
MD
LG