1.200 thành viên của Ủy ban được chỉ định để chọn người đứng đầu Hong Kong bao gồm các chính trị gia, những nhóm quyền lợi đặc biệt và những nhà tài phiệt lớn. Nhiều người phải lệ thuộc vào sự hỗ trợ của chính phủ Bắc Kinh trong các chức vụ và cách kiếm sống.
Những người thuộc cánh tả thân Bắc Kinh và những công đoàn thương mại trong Ủy ban ủng hộ ông Lương, một thanh tra làm mất lòng những nhà phát triển địa ốc có quyền bỏ phiếu bằng cách cổ võ cho những biện pháp để kìm chế giá nhà cửa tăng cao.
Ông Đường, người đứng đầu công vụ trước đây và là con trai của một kỹ nghệ gia giàu có ở Thượng hải, được sự ủng hộ quan trọng trong số các tài phiệt trong Ủy ban.
Vào lúc các chính trị gia và các tỉ phú bỏ phiếu, hơn 2.000 công dân biểu tình bên ngoài phòng phiếu.
Ông Chistopher Lam là chủ tịch của một tổ chức hành động có tên là Quyền lực của Nhân dân nói:
“Chính phủ Bắc Kinh lo ngại là mẫu mực về tự do ngôn luận ở Hong Kong sẽ lan tràn tại Trung Quốc, và đó là lý do tại sao họ chọn ông Lương Chấn Anh - vì họ tin rằng chỉ một người cứng rắn mới có thể dẹp tất cả những cuộc biểu tình này, tất cả những tiếng nói này tại Hong Kong.”
Chiến dịch tranh cử đầy dẫy những cáo buộc về sự không chung thủy trong hôn nhân của ông Đường và tham nhũng của cả ông Đường lẫn ông Lương.
Ông Francis Moriarty, một phóng viên chính trị của dài phát thanh RTHK tại Hong Kong nói những vụ tai tiếng này gây nên sự công phẩn không chỉ trong công chúng Hong Kong không có quyền bầu cử.
Ông Moriarty nói: “Không ai thắng trong cuộc bầu cử. Tôi nghĩ Bắc Kinh biết những chia rẽ này, nếu được phép tiếp tục sẽ càng ngày càng sâu rộng hơn. Không những chỉ có chia rẽ xã hội tại Hong Kong nhưng ngay cả trong phong trào cánh tả nữa - giữa những tài phiệt khác nhau, giữa những người bình dân và những người giàu có.”
Thấy được khuynh hướng của công chúng đặc biệt chống lại ông Đường và sợ có những xáo trộn dân sự, hồi tuần qua, Bắc Kinh nói rõ với các thành viên Ủy ban bầu cử là đã chuyển sự ủng hộ sang ông Lương.
Với việc các chính trị gia Đảng Cấp tiến đe dọa bỏ phiếu chống lại, cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật trước đó đã dự kiến phải qua 2 vòng hôm Chủ nhật, và một cuộc bầu cử thứ hai có thể được tổ chức vào tháng Năm.
Ông Dixon Sing thuộc trường đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong nói ông cũng ngạc nhiên như những người khác khi ông Lương đạt được một đa số rõ ràng trong vòng đầu, với 689 phiếu so với ông Đường chỉ có 285 phiếu.
Ông Sing nói: “Ảnh hưởng của Bắc Kinh mạnh hơn là tôi tưởng rất nhiều. Chắc chắn Hong Kong dường như sẽ bị Hoa lục kiểm soát chặt chẽ hơn vì có sự can thiệp mạnh mẽ của Bắc Kinh trong cuộc bầu cử này và có sự tương giao chặt chẽ giữa ông Lương Chấn Anh và Bắc Kinh.”
Chính phủ Bắc Kinh gọi cuộc bầu cử này là “cởi mở, công bình và thẳng thắn.” Tuy nhiên sự can thiệp của Bắc Kinh đã gây nên những lo ngại là một trong những hành động đầu tiên của ông Lương là có thể đưa ra biểu quyết trở lại luật chống xúi giục nổi loạn mà chính quyền của ông Đổng Kiến Hoa đã không thể thúc đẩy để được thông qua trong năm 2003.
Trong diễn văn thắng cử, ông Lương đề cập đến những quan tâm cho là ông sẽ làm xói mòn sự tự trị mà Hong Kong được hưởng kể từ khi bị trả về cho Trung Quốc vào năm 1997-những tự do được ghi trong hiến pháp bỏ túi của thành phố theo nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống.”
Ông Lương nói: “Cuộc bầu cử xác nhận giá trị căn bản của chúng ta: cai trị theo luật pháp, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp. Đối với người dân, tôi long trọng cam kết là những tự do và quyền họ được hưởng ngày hôm nay sẽ được giữ nguyên dưới chính quyền của tôi.”
Vào lúc ông Lương phát biểu, các chính trị gia của Liên đoàn Dân chủ Xã hội hô to những khẩu hiệu đòi hỏi cải cách bầu cử. Trên đường phố, những người biểu tình đồng thời phá vỡ một rào cản của chính phủ và toan xông vào tòa nhà.
Doanh nhân Allan Zeman, ủng hộ ông Đường là một trong những người cho biết Trung Quốc đã can thiệp quá mức vào cuộc bầu cử.
Ông kêu gọi Trung Quốc giữ lời hứa tổ chức phổ thông đầu phiếu trước cuộc bầu cử người lãnh đạo Hong Kong kế tiếp vào năm 2017.
Ông Zeman nói: “Hy vọng vào năm 2017 chúng ta có thể có phổ thông đầu phiếu và mọi người có thể thực sự đi bỏ phiếu…Tôi rất thất vọng vì tôi nghĩ mọi người cảm thấy bị lường gạt.”
Mùa biểu tình đang nhanh chóng đến gần tại Hong Kong, bắt đầu bằng lễ tưởng niệm cuộc tàn sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6.
Những tuần lễ sau đó là cuộc biểu tình nhân Ngày Thành lập Đặc khu Hành chánh Hong Kong 1 tháng 7
Các nhà bình luận cho rằng nếu ông Lương vẫn còn tại chức cho đến năm 2017, ông cần phải sớm tìm sự ủng hộ mạnh mẽ thay vì muộn màng.
Ông Lương Chấn Anh thắng trong cuộc bầu cử hạn chế tại Hong Kong
- Ivan Broadhead
Một Ủy ban bầu cử thân Bắc Kinh hôm Chủ Nhật đã chọn ông Lương Chấn Anh là người kế tiếp đứng đầu chính phủ Hong Kong, sau một chiến dịch vận động đầy rẫy những bê bối và những lời chỉ trích gay gắt. Với việc người dân Hong Kong không được đi bầu và cả hai ông Lương Chấn Anh và ông Đường Anh Niên, trước đây được coi như là người có nhiều cơ hội thắng cử, không được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng, Thông tín viên Ivan Broadhead tường trình là hàng ngàn người đổ ra đường phố trong lúc phiếu được kiểm để đòi phổ thông đầu phiếu và phản đối việc Bắc Kinh dùng mánh khóe để thay đổi kết quả cuộc bầu cử.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1