BANGKOK —
Cuộc họp tại Sài Gòn qui tụ 4 nước hạ nguồn Sông Mekong là Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, đã kết luận là cần nghiên cứu thêm về tác động ngày càng lớn của sự tăng trưởng dân số, nhu cầu nước và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với con sông quan trọng này. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của đài VOA tại Bangkok, hai dự án thủy điện ở Lào được đặc biệt chú ý và Việt Nam đang hối thúc Lào hoãn lại các hoạt động xây dựng cho tới khi các cuộc nghiên cứu thêm được hoàn tất vào năm 2015.
Các giới chức tham dự Hội nghị cấp cao lần thứ hai của Ủy hội sông Mekong đã lên tiếng kêu gọi tăng cường hợp tác để quản lý nguồn tài nguyên nước vô cùng quan trọng của con sông này.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói rằng cần phải tăng cường hợp tác khu vực để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của các nước ven sông và cảnh báo rằng khu vực này đang đối mặt với “những thách thức nghiêm trọng.” Ông nêu lên áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước và các tài nguyên khác ở hạ nguồn Sông Mekong, nơi sinh cư của 60 triệu người.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang đối mặt với sự xâm nhập của nước mặn vì nguồn nước ngọt hạ thấp, giảm hơn 10% trong 30 năm qua.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, ông Nguyễn Minh Quang, đề nghị Lào tham khảo ý kiến của các nước khác dọc sông Mekong trước khi hoàn tất việc xây dựng hai đập thủy điện trên sông này. Nhưng Lào đang xúc tiến dự án đập Xayaburi có công suất 1,285 megawatt. Và các nhà hoạt động môi trường nói rằng đập Don Sahong gần biên giới Lào và Campuchia, có công suất 260 megawatt, sẽ có ảnh hưởng lớn đối với nguồn cá rất quan trọng cho cuộc sống của hàng triệu người, đặc biệt là những người ở Campuchia.
Tổ chức Sông Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ có bản doanh ở Mỹ, nói rằng hai dự án đó cần phải đình chỉ ngay tức khắc. Một nhà hoạt động của Sông Quốc tế, bà Paiporn Deetes, nói rằng các nhà lãnh đạo cần bị lên án về việc vội vã xây dựng các con đập.
"Điều này đáng thất vọng. Chưa có thông tin về tình trạng xây dựng của ít nhất hai con đập đang được xây trên dòng sông chính. Nhưng Ủy hội Sông Mekong cần có hành động ngay từ tất cả các nhà lãnh đạo. Có một điều rất quan trọng là các nước hội viên phải nhớ rằng đây là một con sông quốc tế, một vấn đề quốc tế."
Nhưng Ủy hội Sông Mekong được thành lập năm 1995 như một tổ chức nghiên cứu khoa học và không có quyền chấp hành các quyết định. Ủy hội này dựa vào các nước hội viên để hậu thuẫn các cam kết đưa ra tại các cuộc họp.
Ông Senglong Youk của Toán Liên minh Hành động Ngư nghiệp ở Campuchia nói rằng Ủy hội này cần được sửa đổi để xem xét tới những khuyến nghị và những lời kêu gọi của xã hội dân sự.
"Ủy hội Sông Mekong cần được cải cách. Trong tình hình hiện nay, những người trong xã hội dân sự chúng tôi nói rằng ủy hội này chỉ là con cọp giấy, giống như một người phát thư, không có quyền hạn gì cả. Ủy hội không có quyền hạn nào để gây sức cho bất kỳ nước nào, đặc biệt là đối với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, là nước đã quyết định xây các đập thủy điện Xayaburi và Don Sahong."
Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đang chuẩn bị để tăng cường cuộc vận động nhằm đình hoãn dự án Don Sahong. Dự án này vẫn còn chờ có sự chấp thuận của Quốc hội Lào. Theo dự liệu, quốc hội ở Viêng Chăn sẽ loan báo quyết định về việc này vào tháng 12.
Các đại biểu Lào tại hộïi nghị ở Sài Gòn cho biết họ sẽ xem xét 'một cách kỹ lưỡng' những mối quan tâm về tác động của các dự án xây đập.
Các giới chức tham dự Hội nghị cấp cao lần thứ hai của Ủy hội sông Mekong đã lên tiếng kêu gọi tăng cường hợp tác để quản lý nguồn tài nguyên nước vô cùng quan trọng của con sông này.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói rằng cần phải tăng cường hợp tác khu vực để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của các nước ven sông và cảnh báo rằng khu vực này đang đối mặt với “những thách thức nghiêm trọng.” Ông nêu lên áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước và các tài nguyên khác ở hạ nguồn Sông Mekong, nơi sinh cư của 60 triệu người.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang đối mặt với sự xâm nhập của nước mặn vì nguồn nước ngọt hạ thấp, giảm hơn 10% trong 30 năm qua.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, ông Nguyễn Minh Quang, đề nghị Lào tham khảo ý kiến của các nước khác dọc sông Mekong trước khi hoàn tất việc xây dựng hai đập thủy điện trên sông này. Nhưng Lào đang xúc tiến dự án đập Xayaburi có công suất 1,285 megawatt. Và các nhà hoạt động môi trường nói rằng đập Don Sahong gần biên giới Lào và Campuchia, có công suất 260 megawatt, sẽ có ảnh hưởng lớn đối với nguồn cá rất quan trọng cho cuộc sống của hàng triệu người, đặc biệt là những người ở Campuchia.
Tổ chức Sông Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ có bản doanh ở Mỹ, nói rằng hai dự án đó cần phải đình chỉ ngay tức khắc. Một nhà hoạt động của Sông Quốc tế, bà Paiporn Deetes, nói rằng các nhà lãnh đạo cần bị lên án về việc vội vã xây dựng các con đập.
"Điều này đáng thất vọng. Chưa có thông tin về tình trạng xây dựng của ít nhất hai con đập đang được xây trên dòng sông chính. Nhưng Ủy hội Sông Mekong cần có hành động ngay từ tất cả các nhà lãnh đạo. Có một điều rất quan trọng là các nước hội viên phải nhớ rằng đây là một con sông quốc tế, một vấn đề quốc tế."
Nhưng Ủy hội Sông Mekong được thành lập năm 1995 như một tổ chức nghiên cứu khoa học và không có quyền chấp hành các quyết định. Ủy hội này dựa vào các nước hội viên để hậu thuẫn các cam kết đưa ra tại các cuộc họp.
Ông Senglong Youk của Toán Liên minh Hành động Ngư nghiệp ở Campuchia nói rằng Ủy hội này cần được sửa đổi để xem xét tới những khuyến nghị và những lời kêu gọi của xã hội dân sự.
"Ủy hội Sông Mekong cần được cải cách. Trong tình hình hiện nay, những người trong xã hội dân sự chúng tôi nói rằng ủy hội này chỉ là con cọp giấy, giống như một người phát thư, không có quyền hạn gì cả. Ủy hội không có quyền hạn nào để gây sức cho bất kỳ nước nào, đặc biệt là đối với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, là nước đã quyết định xây các đập thủy điện Xayaburi và Don Sahong."
Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đang chuẩn bị để tăng cường cuộc vận động nhằm đình hoãn dự án Don Sahong. Dự án này vẫn còn chờ có sự chấp thuận của Quốc hội Lào. Theo dự liệu, quốc hội ở Viêng Chăn sẽ loan báo quyết định về việc này vào tháng 12.
Các đại biểu Lào tại hộïi nghị ở Sài Gòn cho biết họ sẽ xem xét 'một cách kỹ lưỡng' những mối quan tâm về tác động của các dự án xây đập.