WASHINGTON —
Mùa bão Đại Tây Dương năm 2014 sẽ được Cơ Quan Quản Trị Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia hay NOAA công bố trong tuần này vào ngày thứ Năm 22 tháng Năm. Những tiên đoán này cho thấy khuynh hướng chung cho sáu tháng sắp tới. Nhưng sự chính xác của những dự báo dài hạn như vậy thường hay bị chỉ trích, đặc biệt là khi dự báo sai lầm. Để tìm hiểu về vấn đề này thông tín viên VOA đã tới Cơ sở Hoạt động Vệ Tinh của NOAA gần Washington để quan sát những công cụ mà các chuyên viên khí tượng sử dụng để thực hiện những dự báo của họ.
Tom Boyd ngồi trước một dàn máy vi tính truyền trực tiếp dữ liệu từ các vệ tinh thời tiết. Ông nói:
“Khi chúng tôi nói, chúng tôi theo dõi những gì đang xảy ra trên vệ tinh … Sự kiện này báo cho các bộ thu ảnh và âm thanh khi nào ngưng và khởi động và khi nào kiểm tra trên khắp Hoa Kỳ.”
Bộ thâu ảnh hoạt động giống như một máy ảnh trong không gian và bộ thâu âm đo lường nhiệt độ phát ra từ các đám mây, đại dương, và không khí.
Ông Boyd nằm trong số hằng chục chuyên viên kỹ thuật không gian trong phòng kiểm soát thâu thập dữ liệu và bảo đảm rằng các vệ tinh hoạt động tốt suốt ngày đêm. Ông cho biết:
“Trước đây chúng tôi đã gặp một sự cố đặc biệt trên vệ tinh này. Chúng tôi đem nó ra khỏi bộ phận bán lưu trữ và khởi động theo thời biểu. Như vậy chúng tôi hy vọng được thấy một ít giới hạn, một dấu hiệu báo ra, cho tới khi vệ tinh ổn định lại trong giai đoạn 24 giờ kế tiếp.”
Ông Mike Condray phó giám đốc Cơ quan Hoạt động Vệ tinh nói rằng, đội vệ tinh của NOAA bao gồm 16 chiếc. Một số được duy trì tại vị trí nhất định trên không phận Hoa Kỳ, các vệ tinh khác liên tục xoay quanh địa cầu. Khó khăn là thâu thập được hình ảnh về khí quyển càng chính xác càng tốt. Ông giải thích
“Chúng cho ta các thông tin như nhiệt độ, gió, độ ẩm. Và khi dữ liệu được đặt vào các mẫu máy vi tính mà Cơ quan Thời tiết Quốc Gia điều hành và các máy vi tính đó cho ta những dự báo dài hạn 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày để chuẩn bị.”
Và những dự báo dài hạn đó có thể cứu được mạng người. Ông Condray nói:
“Mỗi khi chúng ta thấy một trận bão, mỗi khi chúng ta thấy bất cứ loại thời tiết khắc nghiệt nào thì sẽ thấy sự quan trọng của những người ở đây và về những gì họ làm hằng ngày.”
Ông Condray hy vọng rằng những tiên đoán có thể sẽ tốt hơn với việc phóng Hệ thống Vệ tinh Hỗn hợp vào đầu năm 2017:
“Những gì các hệ thống này sẽ cung cấp là về độ lớn, khoảng 10 lần khối lượng dữ liệu về gió, nhiệt độ và độ ẩm trong khí quyển.”
Thông tin đó sẽ cải thiện các dự báo hằng ngày.
Các dự báo theo mùa còn tuỳ thuộc nhiều hơn vào các nguồn dữ liệu. Ngoài các vệ tinh, chúng còn tùy thuộc vào các phao trên đại dương ghi nhận nhiệt độ biển và những đài quan sát từ các tầu. NOAA và Trường Đại học tiểu bang Colorado đưa ra các phúc trình hằng năm về bão để những người thiết lập kế hoạch và công chúng biết sẽ phải đối diện với những gì.
Những vùng biển ấm hơn bình thường ở vùng xích đạo Thái Bình Dương nói chung cho thấy ít bão hơn tại Đại Tây Dương. Nhà khảo cứu thuộc Trường Đại học tiểu bang Colorado, khoa học gia Philip Klotzbach theo dõi vùng xích đạo Đại Tây Dương để tìm những manh mối tương tự:
“Nếu các vùng biển ấm hơn bình thường thì có nghĩa là có nhiều khả năng phát triển các trận bão. Nếu áp suất của khí quyển thấp hơn bình thường thì có nghĩa là khí quyển ít ổn định hơn và đễ dẫn đến việc bão thành lập và có cường độ mạnh.”
Nhưng sai lầm có xảy ra. Một mùa bão Đại Tây Dương hoạt động được tiên liệu hồi năm ngoái. Nhưng việc đó đã không xảy ra.
“Chắc chắn là rất khó để tiên đoán và sẽ rất phức tạp bởi vì khí quyển và đại dương tương tác theo phương cách rất phức tạp và ta phải kể tới nhiều quan hệ phức tạp này khi phải đưa ra những tiên đoán về mùa.”
Nhưng, ông Klotzbach nói rằng những sai lầm sẽ thông báo tốt hơn về dự báo kế tiếp, và nói thêm rằng “Tiên đoán vẫn là một khoa học không chính xác.”
Tom Boyd ngồi trước một dàn máy vi tính truyền trực tiếp dữ liệu từ các vệ tinh thời tiết. Ông nói:
“Khi chúng tôi nói, chúng tôi theo dõi những gì đang xảy ra trên vệ tinh … Sự kiện này báo cho các bộ thu ảnh và âm thanh khi nào ngưng và khởi động và khi nào kiểm tra trên khắp Hoa Kỳ.”
Bộ thâu ảnh hoạt động giống như một máy ảnh trong không gian và bộ thâu âm đo lường nhiệt độ phát ra từ các đám mây, đại dương, và không khí.
Ông Boyd nằm trong số hằng chục chuyên viên kỹ thuật không gian trong phòng kiểm soát thâu thập dữ liệu và bảo đảm rằng các vệ tinh hoạt động tốt suốt ngày đêm. Ông cho biết:
“Trước đây chúng tôi đã gặp một sự cố đặc biệt trên vệ tinh này. Chúng tôi đem nó ra khỏi bộ phận bán lưu trữ và khởi động theo thời biểu. Như vậy chúng tôi hy vọng được thấy một ít giới hạn, một dấu hiệu báo ra, cho tới khi vệ tinh ổn định lại trong giai đoạn 24 giờ kế tiếp.”
Ông Mike Condray phó giám đốc Cơ quan Hoạt động Vệ tinh nói rằng, đội vệ tinh của NOAA bao gồm 16 chiếc. Một số được duy trì tại vị trí nhất định trên không phận Hoa Kỳ, các vệ tinh khác liên tục xoay quanh địa cầu. Khó khăn là thâu thập được hình ảnh về khí quyển càng chính xác càng tốt. Ông giải thích
“Chúng cho ta các thông tin như nhiệt độ, gió, độ ẩm. Và khi dữ liệu được đặt vào các mẫu máy vi tính mà Cơ quan Thời tiết Quốc Gia điều hành và các máy vi tính đó cho ta những dự báo dài hạn 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày để chuẩn bị.”
Và những dự báo dài hạn đó có thể cứu được mạng người. Ông Condray nói:
“Mỗi khi chúng ta thấy một trận bão, mỗi khi chúng ta thấy bất cứ loại thời tiết khắc nghiệt nào thì sẽ thấy sự quan trọng của những người ở đây và về những gì họ làm hằng ngày.”
Ông Condray hy vọng rằng những tiên đoán có thể sẽ tốt hơn với việc phóng Hệ thống Vệ tinh Hỗn hợp vào đầu năm 2017:
“Những gì các hệ thống này sẽ cung cấp là về độ lớn, khoảng 10 lần khối lượng dữ liệu về gió, nhiệt độ và độ ẩm trong khí quyển.”
Thông tin đó sẽ cải thiện các dự báo hằng ngày.
Các dự báo theo mùa còn tuỳ thuộc nhiều hơn vào các nguồn dữ liệu. Ngoài các vệ tinh, chúng còn tùy thuộc vào các phao trên đại dương ghi nhận nhiệt độ biển và những đài quan sát từ các tầu. NOAA và Trường Đại học tiểu bang Colorado đưa ra các phúc trình hằng năm về bão để những người thiết lập kế hoạch và công chúng biết sẽ phải đối diện với những gì.
Những vùng biển ấm hơn bình thường ở vùng xích đạo Thái Bình Dương nói chung cho thấy ít bão hơn tại Đại Tây Dương. Nhà khảo cứu thuộc Trường Đại học tiểu bang Colorado, khoa học gia Philip Klotzbach theo dõi vùng xích đạo Đại Tây Dương để tìm những manh mối tương tự:
“Nếu các vùng biển ấm hơn bình thường thì có nghĩa là có nhiều khả năng phát triển các trận bão. Nếu áp suất của khí quyển thấp hơn bình thường thì có nghĩa là khí quyển ít ổn định hơn và đễ dẫn đến việc bão thành lập và có cường độ mạnh.”
Nhưng sai lầm có xảy ra. Một mùa bão Đại Tây Dương hoạt động được tiên liệu hồi năm ngoái. Nhưng việc đó đã không xảy ra.
“Chắc chắn là rất khó để tiên đoán và sẽ rất phức tạp bởi vì khí quyển và đại dương tương tác theo phương cách rất phức tạp và ta phải kể tới nhiều quan hệ phức tạp này khi phải đưa ra những tiên đoán về mùa.”
Nhưng, ông Klotzbach nói rằng những sai lầm sẽ thông báo tốt hơn về dự báo kế tiếp, và nói thêm rằng “Tiên đoán vẫn là một khoa học không chính xác.”