Tình trạng khí hậu biến đổi trên toàn cầu không có ranh giới địa lý. Khí thải do nhiên liệu hóa thạch thoát ra từ nhà máy điện, xe hơi, và nhà cửa đã làm hành tinh này ấm lên. Nhưng, theo tường thuật của thông tín viên đài VOA, Rosanne Skirble, thì mặc dầu nhiệt độ gia tăng đều đặn, một cuộc khảo cứu mới tìm thấy rằng có những khác nhau rõ rệt tùy thuộc vào nơi ta ở.
Biến đổi khí hậu tại Hoa Kỳ không phải là một hình ảnh đẹp đẽ. Những phát hiện của các phúc trình mới phù hợp với ước định của Liên Hiệp Quốc tiên đoán rằng mực nước biển dâng lên, có thêm thời tiết khắc nghiệt, hạn hán và cháy rừng.
Cố vấn khoa học của Tòa Bạch Ốc, ông John Holdren, nhấn mạnh tới vấn đề này cùng lúc công bố phúc trình về Thẩm định Khí hậu Quốc gia hồi đầu tuần này:
“Điều quan trọng nhất nằm trong hằng trăm trang tài liệu này là biến đổi khí hậu không phải là một mối đe dọa còn xa vời mà là một sự kiện có thể xảy ra bây giờ, và ảnh hưởng tới nhân dân Mỹ theo nhiều cách quan trọng.”
Ông Holdren nói thêm rằng mùa hè ở Hoa Kỳ sẽ dài hơn và nóng hơn. Mùa cháy rừng tại miền Tây nước Mỹ bắt đầu sớm hơn và chấm dứt trễ hơn. Nhưng đó không phải chỉ có vậy. Ông nói:
“Mưa tại nhiều nơi trong nước sẽ đổ xuống tràn ngập với các trận mưa lớn hơn. Dân chúng sẽ thấy các dị ứng theo mùa kéo dài lâu hơn, và nghiêm trọng hơn và những trở ngại do thời tiết gây ra cho nông nghiệp và nguồn nước đã gia tăng.”
Đồng tác giả Eric Chassignet, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu khí hậu đại dương Center for Ocean Atmospheric Prediction Studies, của trường đại học nói rằng đây không phải là điều gây ngạc nhiên đối với các nhà nghiên cứu tại Đại Học Tiểu Bang Florida, những người khai triển một dụng cụ theo dõi tình trạng tăng nhiệt trên thế giới qua thời gian và không gian. Công trình nghiên cứu đăng trong tạp chí Nature Climate Change nghiên cứu toàn bộ hành tinh, ngoại trừ Nam Cực, trong thế kỷ vừa qua. Ông Chassignet cho biết:
“Tình trạng ấm lên khởi sự đầu tiên ở các vĩ độ cao và vùng cận nhiệt đới bắc bán cầu, và rồi tiếp theo bởi sự tăng nhiệt tại vùng cận nhiệt đới nam bán cầu. Như vậy các vùng nhiệt đới trải qua thời tiết mát vào đầu thế kỷ thứ 20 và rồi ấm sau đó, những các vùng có thời tiết ấm này không phải luôn luôn là vùng lớn nhất qua thời gian.”
Theo cuộc khảo cứu này, khu vực lớn nhất tích lũy nhiệt đã ở những vùng đất cằn cỗi hay khô ở những vùng có vĩ độ trung bình. Và trong khi một số vùng đã nóng lên từ đầu thế kỷ trước, những khu vực nhỏ khác ở miền nam Ecuador – gần rặng núi Andes, chẳng hạn – đã không bắt đầu ấm lên cho tới giữa thập niên 90. Ông Chassignet nói rằng những phát hiện này không thuyết phục được những người phủ nhận khí hậu biến đổi. Ông nói:
“Khi chúng ta nói tăng nhiệt trên toàn cầu, nhiều người có khuynh hướng nghĩ rằng đó là nhiệt độ gia tăng đều đặn, nhưng thật sự có nhiều yếu tố làm giảm nhẹ tình trạng tăng nhiệt trên trái đất và nó không đồng nhất và rằng hiện tượng này biến đổi theo thời gian một cách khác nhau tùy thuộc vào nơi ta sống và chúng ta không hiểu cái gì đã thúc đẩy những khác biệt đó.
Đồng tác giả và cũng là nhà khí tượng học Trường đại học Tiểu bang Florida, ông Triệu Hậu Vũ đã thiết kế một công cụ được sử dụng trong cuộc khảo cứu này. Ông nói rằng những gì họ biết được có thể giúp các nhà đưa ra quyết định và công chúng hoạch định tốt hơn cho tương lai. Ông nói:
“Và cũng với thông tin chi tiết về tăng nhiệt này, chúng ta sẽ tin tưởng hơn về những dự phóng tương lai, bởi vì những dự phóng tương lai có rất nhiều ảnh hưởng trên cách ứng phó về kinh tế và xã hội.”
Ông Vũ nói thêm rằng lý do hành tinh này ấm lên theo cách không đồng nhất này sẽ là đề tài cho một cuộc khảo cứu khác nữa.
Biến đổi khí hậu tại Hoa Kỳ không phải là một hình ảnh đẹp đẽ. Những phát hiện của các phúc trình mới phù hợp với ước định của Liên Hiệp Quốc tiên đoán rằng mực nước biển dâng lên, có thêm thời tiết khắc nghiệt, hạn hán và cháy rừng.
Cố vấn khoa học của Tòa Bạch Ốc, ông John Holdren, nhấn mạnh tới vấn đề này cùng lúc công bố phúc trình về Thẩm định Khí hậu Quốc gia hồi đầu tuần này:
“Điều quan trọng nhất nằm trong hằng trăm trang tài liệu này là biến đổi khí hậu không phải là một mối đe dọa còn xa vời mà là một sự kiện có thể xảy ra bây giờ, và ảnh hưởng tới nhân dân Mỹ theo nhiều cách quan trọng.”
Ông Holdren nói thêm rằng mùa hè ở Hoa Kỳ sẽ dài hơn và nóng hơn. Mùa cháy rừng tại miền Tây nước Mỹ bắt đầu sớm hơn và chấm dứt trễ hơn. Nhưng đó không phải chỉ có vậy. Ông nói:
“Mưa tại nhiều nơi trong nước sẽ đổ xuống tràn ngập với các trận mưa lớn hơn. Dân chúng sẽ thấy các dị ứng theo mùa kéo dài lâu hơn, và nghiêm trọng hơn và những trở ngại do thời tiết gây ra cho nông nghiệp và nguồn nước đã gia tăng.”
Đồng tác giả Eric Chassignet, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu khí hậu đại dương Center for Ocean Atmospheric Prediction Studies, của trường đại học nói rằng đây không phải là điều gây ngạc nhiên đối với các nhà nghiên cứu tại Đại Học Tiểu Bang Florida, những người khai triển một dụng cụ theo dõi tình trạng tăng nhiệt trên thế giới qua thời gian và không gian. Công trình nghiên cứu đăng trong tạp chí Nature Climate Change nghiên cứu toàn bộ hành tinh, ngoại trừ Nam Cực, trong thế kỷ vừa qua. Ông Chassignet cho biết:
“Tình trạng ấm lên khởi sự đầu tiên ở các vĩ độ cao và vùng cận nhiệt đới bắc bán cầu, và rồi tiếp theo bởi sự tăng nhiệt tại vùng cận nhiệt đới nam bán cầu. Như vậy các vùng nhiệt đới trải qua thời tiết mát vào đầu thế kỷ thứ 20 và rồi ấm sau đó, những các vùng có thời tiết ấm này không phải luôn luôn là vùng lớn nhất qua thời gian.”
Theo cuộc khảo cứu này, khu vực lớn nhất tích lũy nhiệt đã ở những vùng đất cằn cỗi hay khô ở những vùng có vĩ độ trung bình. Và trong khi một số vùng đã nóng lên từ đầu thế kỷ trước, những khu vực nhỏ khác ở miền nam Ecuador – gần rặng núi Andes, chẳng hạn – đã không bắt đầu ấm lên cho tới giữa thập niên 90. Ông Chassignet nói rằng những phát hiện này không thuyết phục được những người phủ nhận khí hậu biến đổi. Ông nói:
“Khi chúng ta nói tăng nhiệt trên toàn cầu, nhiều người có khuynh hướng nghĩ rằng đó là nhiệt độ gia tăng đều đặn, nhưng thật sự có nhiều yếu tố làm giảm nhẹ tình trạng tăng nhiệt trên trái đất và nó không đồng nhất và rằng hiện tượng này biến đổi theo thời gian một cách khác nhau tùy thuộc vào nơi ta sống và chúng ta không hiểu cái gì đã thúc đẩy những khác biệt đó.
Đồng tác giả và cũng là nhà khí tượng học Trường đại học Tiểu bang Florida, ông Triệu Hậu Vũ đã thiết kế một công cụ được sử dụng trong cuộc khảo cứu này. Ông nói rằng những gì họ biết được có thể giúp các nhà đưa ra quyết định và công chúng hoạch định tốt hơn cho tương lai. Ông nói:
“Và cũng với thông tin chi tiết về tăng nhiệt này, chúng ta sẽ tin tưởng hơn về những dự phóng tương lai, bởi vì những dự phóng tương lai có rất nhiều ảnh hưởng trên cách ứng phó về kinh tế và xã hội.”
Ông Vũ nói thêm rằng lý do hành tinh này ấm lên theo cách không đồng nhất này sẽ là đề tài cho một cuộc khảo cứu khác nữa.