NEW DEHLI —
Tại Ấn Ðộ, hàng triệu người đã nhúng mình xuống nước của hai con sông tại giao điểm ở thành phố Allahabad miền bắc, vào lúc khởi đầu lễ hội Ấn giáo 12 năm mới có một lần. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Anjana Pasricha tường thuật về dịp lễ kéo dài 55 ngày dự trù sẽ thu hút con số 100 triệu người hành hương.
Trong khi các lời cầu kinh linh thiêng vang dội, các tu sĩ Ấn giáo cởi trần chỉ che mình sơ sài và bôi tro đầy người đã đi từng đoàn đầy mầu sắc để nhúng mình xuống một trong những điểm linh thiêng nhất của Ấn giáo – là giao điểm của sông Hằng ở Yamuna với con sông Saraswati huyền thoại ở Allahabad. Một số người đến trong những cỗ xe được trang hoàng diêm dúa. Những người khác đem theo những cây chĩa ba hay những cây gậy vào lúc Lễ hội Kumbh bắt đầu vào ngày hôm nay.
Ði theo họ là hàng trăm ngàn tín đồ Ấn giáo đổ xô xuống các bờ sông và nhúng mình vào nước theo tục lệ. Việc nhúng mình linh thiêng này được cho là sẽ gột rửa các tội lỗi của họ. Họ đến từ mọi nơi trong nước và đại diện cho một hình thức thu nhỏ của vùng nông thôn và thành thị Ấn Ðộ - giàu nghèo, nam phụ lão ấu.
Người quản lý Kumbh Mela, Om Prakash Srivastava cho biết đến giữa trưa, khoảng 1 triệu tín đồ đã bất chấp giá lạnh mùa đông nhúng mình xuống nước sông.
Ông này nói bất chấp sương mù dầy đặc ban đêm, nhiều người đã bắt đầu tắm mình từ 2 giờ ruỡi sáng để tránh những đám đông ban ngày. Ông cho biết đến cuối ngày sẽ có tới 10 triệu người tắm mình trong dòng sông.
Trong 55 ngày sắp tới, gần 100 triệu người dự trù sẽ dự lễ hội, từng được coi như cuộc tề tựu lớn nhất thế giới.
Lễ hội được cho là đã có từ 2.000 năm nay. Theo huyền thoại Ấn giáo, khi các vị thần và quỷ sứ đánh nhau để giành một bình rượu bất tử, một số giọt đã rớt xuống 4 thị trấn trong đó có Allahabad. Các thị trấn này luân phiên chủ trì lễ hội. Lễ hội tại Allahabad được cho là linh thiêng nhất và vượt trội các thị trấn khác về tầm vóc và quy mô.
Chuẩn bị cho đại lễ này không phải là chuyện dễ. Một thị trấn giả đã được dựng lên để cung ứng cho các đám đông lớn. Các trạm y tế, cầu đường, và nhà vệ sinh tạm thời đã được xây lên.
Khoảng 30.000 cảnh sát viên được bố trí để xử lý luồng nguời khổng lồ và canh gác chống những vụ chen lấn giẫm đạp lên nhau hay các vụ tấn công khủng bố. Chi phí cho chính quyền lên tới khoảng 300 triệu đôla.
Bảo đảm nguồn nước an toàn và tinh khiết cho các tín đồ cũng là một thách thức cho con sông nằm trong số những con sông bị ô nhiễm nhất của Ấn Ðộ.
Tiếp theo những quan ngại do các tu sĩ Ấn giáo và những người khác bầy tỏ, Ông Srivatava cho biết chính phủ đã ra lệnh cho đóng cửa các công nghiệp thải các chất bã chưa được xử lý vào con sông.
Giới chức này nói chính phủ cũng đã xả thêm nước vào con sông để bảo đảm nước sạch và lưu chuyển. Các bao plastic đã bị cấm chỉ.
Mặc dầu người hành hương sẽ đến và đi trong những tuần lễ sắp tới, các tu sĩ Ấn giáo thường lãnh đạo các giáo phái kình chống nhau đã cắm lều từ hơn 1 tháng nay.
Một số đang theo kịp thời đại. Một trong những giáo sĩ này đã tổ chức một cuộc hội thảo trong 2 ngày để tranh luận về sự mất quân bình môi trường và các vấn đề môi sinh có liên quan đến sông Hằng. Một giáo sĩ khác có một trang Facebook.
Trong khi các lời cầu kinh linh thiêng vang dội, các tu sĩ Ấn giáo cởi trần chỉ che mình sơ sài và bôi tro đầy người đã đi từng đoàn đầy mầu sắc để nhúng mình xuống một trong những điểm linh thiêng nhất của Ấn giáo – là giao điểm của sông Hằng ở Yamuna với con sông Saraswati huyền thoại ở Allahabad. Một số người đến trong những cỗ xe được trang hoàng diêm dúa. Những người khác đem theo những cây chĩa ba hay những cây gậy vào lúc Lễ hội Kumbh bắt đầu vào ngày hôm nay.
Ði theo họ là hàng trăm ngàn tín đồ Ấn giáo đổ xô xuống các bờ sông và nhúng mình vào nước theo tục lệ. Việc nhúng mình linh thiêng này được cho là sẽ gột rửa các tội lỗi của họ. Họ đến từ mọi nơi trong nước và đại diện cho một hình thức thu nhỏ của vùng nông thôn và thành thị Ấn Ðộ - giàu nghèo, nam phụ lão ấu.
Người quản lý Kumbh Mela, Om Prakash Srivastava cho biết đến giữa trưa, khoảng 1 triệu tín đồ đã bất chấp giá lạnh mùa đông nhúng mình xuống nước sông.
Ông này nói bất chấp sương mù dầy đặc ban đêm, nhiều người đã bắt đầu tắm mình từ 2 giờ ruỡi sáng để tránh những đám đông ban ngày. Ông cho biết đến cuối ngày sẽ có tới 10 triệu người tắm mình trong dòng sông.
Trong 55 ngày sắp tới, gần 100 triệu người dự trù sẽ dự lễ hội, từng được coi như cuộc tề tựu lớn nhất thế giới.
Lễ hội được cho là đã có từ 2.000 năm nay. Theo huyền thoại Ấn giáo, khi các vị thần và quỷ sứ đánh nhau để giành một bình rượu bất tử, một số giọt đã rớt xuống 4 thị trấn trong đó có Allahabad. Các thị trấn này luân phiên chủ trì lễ hội. Lễ hội tại Allahabad được cho là linh thiêng nhất và vượt trội các thị trấn khác về tầm vóc và quy mô.
Chuẩn bị cho đại lễ này không phải là chuyện dễ. Một thị trấn giả đã được dựng lên để cung ứng cho các đám đông lớn. Các trạm y tế, cầu đường, và nhà vệ sinh tạm thời đã được xây lên.
Khoảng 30.000 cảnh sát viên được bố trí để xử lý luồng nguời khổng lồ và canh gác chống những vụ chen lấn giẫm đạp lên nhau hay các vụ tấn công khủng bố. Chi phí cho chính quyền lên tới khoảng 300 triệu đôla.
Bảo đảm nguồn nước an toàn và tinh khiết cho các tín đồ cũng là một thách thức cho con sông nằm trong số những con sông bị ô nhiễm nhất của Ấn Ðộ.
Tiếp theo những quan ngại do các tu sĩ Ấn giáo và những người khác bầy tỏ, Ông Srivatava cho biết chính phủ đã ra lệnh cho đóng cửa các công nghiệp thải các chất bã chưa được xử lý vào con sông.
Giới chức này nói chính phủ cũng đã xả thêm nước vào con sông để bảo đảm nước sạch và lưu chuyển. Các bao plastic đã bị cấm chỉ.
Mặc dầu người hành hương sẽ đến và đi trong những tuần lễ sắp tới, các tu sĩ Ấn giáo thường lãnh đạo các giáo phái kình chống nhau đã cắm lều từ hơn 1 tháng nay.
Một số đang theo kịp thời đại. Một trong những giáo sĩ này đã tổ chức một cuộc hội thảo trong 2 ngày để tranh luận về sự mất quân bình môi trường và các vấn đề môi sinh có liên quan đến sông Hằng. Một giáo sĩ khác có một trang Facebook.