Những người biểu tình ở miền tây Miến Điện đã buộc hai tổ chức phi chính phủ quốc tế phải rời khỏi một thị trấn sau khi có cáo buộc cho rằng một tổ chức cứu trợ đã đứng về phía người Hồi Giáo Rohingya trong các vụ đụng độ mới đây với tín đồ Phật Giáo ở địa phương.
Những cuộc biểu tình khởi sự hồi đầu tuần sau khi xảy ra các vụ đụng độ gần thị trấn Pauktaw.
Tín đồ Phật Giáo ở địa phương phàn nàn rằng tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới – tiếng Pháp là Médecins Sans Frontiere, gọi tắt là MSF, chỉ giúp đỡ 3 người đàn ông Hồi Giáo bị thương và bỏ mặc hai phụ nữ Rakhine cũng bị thương, một trong hai phụ nữ này sau đó qua đời vì các thương tích.
Nhưng một giới chức của MSF hoạt động tại Rakhine, ông Michele Trinite, nói rằng Tổ chức Y sĩ Không Biên giới chỉ được cho biết về những người đàn ông Hồi Giáo bị thương.
Ông Trinite nói MSF không hề được báo cáo là có các nữ bệnh nhân ấy trong cộng đồng cần được giúp đỡ về y tế. Ông nói nếu được biết về các bệnh nhân này, thì chắc chắn MSF đã giúp để chuyển họ tới bệnh viện.
Ông Trinite nói trong tư cách là một tổ chức y tế, Tổ chức Y sĩ Không Biên giới không phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc hay tôn giáo, mà giúp bất cứ ai cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế thoạt tiên đến bang Rakhine nhiều thập niên về trước, với sứ mạng tiếp tay để tái định cư những người Hồi giáo trở về từ Bangladesh, dựa trên một dự án của Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các tổ chức này đã khởi sự cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác nhau đặc biệt là sau các vụ thiên tai và những cuộc bạo động xảy ra.
Bạo động sắc tộc là một mối lo ngại tiếp tục gây quan tâm tại bang Rakhine kể từ năm ngoái, khi các vụ xung đột giữa tín đồ Hồi Giáo và Phật Giáo làm gần 200 người thiệt mạng và khiến cho 140.000 người lâm vào cảnh vô gia cư hồi năm ngoái.
Những cuộc biểu tình khởi sự hồi đầu tuần sau khi xảy ra các vụ đụng độ gần thị trấn Pauktaw.
Tín đồ Phật Giáo ở địa phương phàn nàn rằng tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới – tiếng Pháp là Médecins Sans Frontiere, gọi tắt là MSF, chỉ giúp đỡ 3 người đàn ông Hồi Giáo bị thương và bỏ mặc hai phụ nữ Rakhine cũng bị thương, một trong hai phụ nữ này sau đó qua đời vì các thương tích.
Nhưng một giới chức của MSF hoạt động tại Rakhine, ông Michele Trinite, nói rằng Tổ chức Y sĩ Không Biên giới chỉ được cho biết về những người đàn ông Hồi Giáo bị thương.
Ông Trinite nói MSF không hề được báo cáo là có các nữ bệnh nhân ấy trong cộng đồng cần được giúp đỡ về y tế. Ông nói nếu được biết về các bệnh nhân này, thì chắc chắn MSF đã giúp để chuyển họ tới bệnh viện.
Ông Trinite nói trong tư cách là một tổ chức y tế, Tổ chức Y sĩ Không Biên giới không phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc hay tôn giáo, mà giúp bất cứ ai cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế thoạt tiên đến bang Rakhine nhiều thập niên về trước, với sứ mạng tiếp tay để tái định cư những người Hồi giáo trở về từ Bangladesh, dựa trên một dự án của Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các tổ chức này đã khởi sự cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác nhau đặc biệt là sau các vụ thiên tai và những cuộc bạo động xảy ra.
Bạo động sắc tộc là một mối lo ngại tiếp tục gây quan tâm tại bang Rakhine kể từ năm ngoái, khi các vụ xung đột giữa tín đồ Hồi Giáo và Phật Giáo làm gần 200 người thiệt mạng và khiến cho 140.000 người lâm vào cảnh vô gia cư hồi năm ngoái.