Một liên hiệp các tổ chức sắc tộc thiểu số võ trang đã thỏa thuận tiếp tục cuộc đàm phán với chính phủ để tìm cách đạt được một hiệp định ngưng bắn trên toàn quốc.
Các đại biểu của 17 tổ chức sắc tộc thiểu số võ trang và chính phủ Miến Điện đã chấm dứt hai ngày thảo luận tại bang Kachin ở miền bắc mà chưa đạt được thỏa thuận cụ thể nào.
Nhưng hai phía đã loan báo rằng họ sẽ tiếp tục các cuộc họp bắt đầu vào tháng tới tại bang Karen ở miền nam.
Trong các cuộc đàm phán mới nhất ở Kachin, chính phủ Miến Điện đã đưa ra đề nghị kêu gọi tất cả các sắc tộc thiểu số từ bỏ chính sách tranh đấu bạo động của họ.
Thương thuyết gia của các tổ chức sắc tộc võ trang, ông Khun Okkar, thuộc Hội đồng Liên bang Quốc gia Thống nhất đã nói với đài VOA rằng chính phủ cần bao gồm các tổ chức võ trang trong tiến trình soạn thảo hiệp định ngưng bắn.
Ông Khun Okkar nói rằng phe sắc tộc thiểu số gợi ý rằng nếu sẽ có một hiệp định thì hai bên phải thảo luận về vấn đề đó trước. Giờ đây chính phủ đã đặt thỏa thuận của chính họ trên bàn và đã trở thành một bản dự thảo. Nhưng bản dự thảo đó do Quốc hội, Quân đội và Chính phủ soạn thảo. Ông Khun Okkar nói phe sắc tộc thiểu số cũng muốn cùng soạn bản dự thảo đó. Nhiệm vụ này sẽ được thực hiện bởi Đoàn điều phối Đình chiến trên Toàn quốc của các sắc tộc thiểu số võ trang.”
Các tổ chức sắc tộc thiểu số võ trang đã tranh đấu chống lại chính phủ quân nhân trong nhiều thập niên cho tới khi đa số các tổ chức của họ đã thỏa thuận các cuộc đình chiến không chính thức trong những năm gần đây. Mười bảy tổ chức của họ đã tham gia một hội nghị hồi tuần trước, đồng ý thương thảo với một tiếng nói thống nhất và mưu tìm một cuộc đình chiến rộng lớn hơn để thay thế những cuộc đình chiến cá thể.
Phát ngôn nhân chính phủ Miến Điện, ông Hla Maung Shwe nói rằng mục đích chính của phía ông là bắt đầu một cuộc đối thoại chính trị với các tổ chức võ trang.
Một vấn đề được nêu lên trong hai ngày hội nghị là cấu trúc của quân đội Miến Điện. Các tổ chức võ trang yêu cầu tạo ra một quân đội liên bang để hội nhập lực lượng của họ nhưng cũng cho họ một số quyền tự trị với chính phủ liên bang.
Hiến pháp Miến Điện năm 2008 được áp dụng dưới thời cựu chính phủ quân nhân của nước này, nói rằng chỉ có thể có một hệ thống quân đội quốc gia.
Các đại biểu của 17 tổ chức sắc tộc thiểu số võ trang và chính phủ Miến Điện đã chấm dứt hai ngày thảo luận tại bang Kachin ở miền bắc mà chưa đạt được thỏa thuận cụ thể nào.
Nhưng hai phía đã loan báo rằng họ sẽ tiếp tục các cuộc họp bắt đầu vào tháng tới tại bang Karen ở miền nam.
Trong các cuộc đàm phán mới nhất ở Kachin, chính phủ Miến Điện đã đưa ra đề nghị kêu gọi tất cả các sắc tộc thiểu số từ bỏ chính sách tranh đấu bạo động của họ.
Thương thuyết gia của các tổ chức sắc tộc võ trang, ông Khun Okkar, thuộc Hội đồng Liên bang Quốc gia Thống nhất đã nói với đài VOA rằng chính phủ cần bao gồm các tổ chức võ trang trong tiến trình soạn thảo hiệp định ngưng bắn.
Ông Khun Okkar nói rằng phe sắc tộc thiểu số gợi ý rằng nếu sẽ có một hiệp định thì hai bên phải thảo luận về vấn đề đó trước. Giờ đây chính phủ đã đặt thỏa thuận của chính họ trên bàn và đã trở thành một bản dự thảo. Nhưng bản dự thảo đó do Quốc hội, Quân đội và Chính phủ soạn thảo. Ông Khun Okkar nói phe sắc tộc thiểu số cũng muốn cùng soạn bản dự thảo đó. Nhiệm vụ này sẽ được thực hiện bởi Đoàn điều phối Đình chiến trên Toàn quốc của các sắc tộc thiểu số võ trang.”
Các tổ chức sắc tộc thiểu số võ trang đã tranh đấu chống lại chính phủ quân nhân trong nhiều thập niên cho tới khi đa số các tổ chức của họ đã thỏa thuận các cuộc đình chiến không chính thức trong những năm gần đây. Mười bảy tổ chức của họ đã tham gia một hội nghị hồi tuần trước, đồng ý thương thảo với một tiếng nói thống nhất và mưu tìm một cuộc đình chiến rộng lớn hơn để thay thế những cuộc đình chiến cá thể.
Phát ngôn nhân chính phủ Miến Điện, ông Hla Maung Shwe nói rằng mục đích chính của phía ông là bắt đầu một cuộc đối thoại chính trị với các tổ chức võ trang.
Một vấn đề được nêu lên trong hai ngày hội nghị là cấu trúc của quân đội Miến Điện. Các tổ chức võ trang yêu cầu tạo ra một quân đội liên bang để hội nhập lực lượng của họ nhưng cũng cho họ một số quyền tự trị với chính phủ liên bang.
Hiến pháp Miến Điện năm 2008 được áp dụng dưới thời cựu chính phủ quân nhân của nước này, nói rằng chỉ có thể có một hệ thống quân đội quốc gia.