Áp lực đang dồn lên Hạ Viện Mỹ, nơi các nhà lập pháp hội họp trong ngày thứ Bảy với nỗ lực thông qua ngân sách liên bang và tránh tình trạng chính phủ ngưng hoạt động.
Đến trước nửa đêm thứ Hai ngày 30 tháng 9, Quốc hội phải phê chuẩn một dự luật cấp ngân quỹ để duy trì hoạt động của chính phủ từ ngày 1 tháng 10 trở đi.
Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã đã bác một dự luật do Thượng viện gửi hôm thứ Sáu mà theo đó vẫn để chính phủ hoạt động cho tới ngày 15 tháng 11. Dự luật này không có điều khoản rút lại ngân quỹ cho bộ luật cải cách y tế của Tổng thống Barack Obama, mục tiêu của nhiều nhà lập pháp đảng Cộng hòa .
Hạ viện hiện sắp sửa bỏ phiếu vào cuối ngày thứ Bảy về phiên bản dự luật ngân sách riêng của mình, dự kiến sẽ bao gồm một điều khoản hoãn thực thi luật chăm sóc y tế lại một năm. Nhưng Thượng viện do đảng Dân chủ lãnh đạo nhất quyết sẽ không thông qua một dự luật thay đổi bộ luật này, có tên chính thức là Đạo luật Chăm sóc Y tế Giá phải chăng nhưng được đặt biệt danh là "Obamacare". Không rõ diễn biến ngày thứ Hai sẽ ra sao.
Nếu lưỡng viện Quốc hội không thỏa thuận kịp trước thời hạn nửa đêm thứ Hai, hàng trăm ngàn công chức liên bang sẽ bị tạm thời cho thôi việc và nhiều chương trình chính phủ sẽ phải tạm ngưng.
Các nhà lập pháp hai đảng đã tranh luận sôi nổi ở Hạ viện vào thứ Bảy, thúc giục nhau thỏa hiệp.
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Obama nói với các phóng viên ở Tòa Bạch Ốc rằng phe Cộng hòa tại Hạ viện nên dừng điều mà ông gọi là "giương oai chính trị '' và chấp thuận dự luật tài trợ chính phủ tạm thời mà không gắn thêm những nỗ lực rút ngân quỹ cho luật chăm sóc y tế.
Chủ tịch Hạ viện đảng Cộng hòa John Boehner thì cáo buộc chính Tổng thống mới "giương oai", nói rằng ông Obama thậm chí không thèm tham gia vào tiến trình này.
Một thời hạn khác cũng đang gần kề là ngày 17 tháng 10, thời điểm mà Quốc hội phải bỏ phiếu để tăng thẩm quyền vay mượn của chính phủ. Nếu tới lúc đó mà không thoả thuận nào đạt được, Mỹ có thể lần đầu tiên bị vỡ nợ.
Tổng thống Obama hôm thứ Sáu nói Quốc hội mà thất bại trong việc nâng "trần nợ" thì sẽ tạo nên "hiệu ứng gây bất ổn sâu sắc" đối với kinh tế của Mỹ và thế giới.
Một số lãnh đạo đảng Cộng hòa lo sợ việc chính phủ liên bang ngưng hoạt động một phần sẽ gây tổn hại cho vị thế của đảng khi đang hướng đến cuộc bầu cử Quốc hội vào năm tới. Chính phủ Mỹ từng ngưng hoạt động vào giữa những năm 1990 khi đảng Cộng hòa kiểm soát lưỡng viện Quốc hội. Sau đó Tổng thống Bill Clinton của đảng Dân chủ tái đắc cử vào năm 1996.
Đến trước nửa đêm thứ Hai ngày 30 tháng 9, Quốc hội phải phê chuẩn một dự luật cấp ngân quỹ để duy trì hoạt động của chính phủ từ ngày 1 tháng 10 trở đi.
Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã đã bác một dự luật do Thượng viện gửi hôm thứ Sáu mà theo đó vẫn để chính phủ hoạt động cho tới ngày 15 tháng 11. Dự luật này không có điều khoản rút lại ngân quỹ cho bộ luật cải cách y tế của Tổng thống Barack Obama, mục tiêu của nhiều nhà lập pháp đảng Cộng hòa .
Hạ viện hiện sắp sửa bỏ phiếu vào cuối ngày thứ Bảy về phiên bản dự luật ngân sách riêng của mình, dự kiến sẽ bao gồm một điều khoản hoãn thực thi luật chăm sóc y tế lại một năm. Nhưng Thượng viện do đảng Dân chủ lãnh đạo nhất quyết sẽ không thông qua một dự luật thay đổi bộ luật này, có tên chính thức là Đạo luật Chăm sóc Y tế Giá phải chăng nhưng được đặt biệt danh là "Obamacare". Không rõ diễn biến ngày thứ Hai sẽ ra sao.
Nếu lưỡng viện Quốc hội không thỏa thuận kịp trước thời hạn nửa đêm thứ Hai, hàng trăm ngàn công chức liên bang sẽ bị tạm thời cho thôi việc và nhiều chương trình chính phủ sẽ phải tạm ngưng.
Các nhà lập pháp hai đảng đã tranh luận sôi nổi ở Hạ viện vào thứ Bảy, thúc giục nhau thỏa hiệp.
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Obama nói với các phóng viên ở Tòa Bạch Ốc rằng phe Cộng hòa tại Hạ viện nên dừng điều mà ông gọi là "giương oai chính trị '' và chấp thuận dự luật tài trợ chính phủ tạm thời mà không gắn thêm những nỗ lực rút ngân quỹ cho luật chăm sóc y tế.
Chủ tịch Hạ viện đảng Cộng hòa John Boehner thì cáo buộc chính Tổng thống mới "giương oai", nói rằng ông Obama thậm chí không thèm tham gia vào tiến trình này.
Một thời hạn khác cũng đang gần kề là ngày 17 tháng 10, thời điểm mà Quốc hội phải bỏ phiếu để tăng thẩm quyền vay mượn của chính phủ. Nếu tới lúc đó mà không thoả thuận nào đạt được, Mỹ có thể lần đầu tiên bị vỡ nợ.
Tổng thống Obama hôm thứ Sáu nói Quốc hội mà thất bại trong việc nâng "trần nợ" thì sẽ tạo nên "hiệu ứng gây bất ổn sâu sắc" đối với kinh tế của Mỹ và thế giới.
Một số lãnh đạo đảng Cộng hòa lo sợ việc chính phủ liên bang ngưng hoạt động một phần sẽ gây tổn hại cho vị thế của đảng khi đang hướng đến cuộc bầu cử Quốc hội vào năm tới. Chính phủ Mỹ từng ngưng hoạt động vào giữa những năm 1990 khi đảng Cộng hòa kiểm soát lưỡng viện Quốc hội. Sau đó Tổng thống Bill Clinton của đảng Dân chủ tái đắc cử vào năm 1996.