Cho dù nhận được tới 5 đề cử Oscar, trong đó có hạng mục Phim xuất sắc nhất, nhưng bộ phim ‘Zero Dark Thirty’ về cuộc săn lùng trùm khủng bố Osama bin Laden của nữ đạo diễn Kathryn Bigelow, đã gây ra một cuộc tranh cãi vì mô tả các phương pháp thẩm vấn khắc nghiệt.
‘Zero Dark Thirty’ thuật lại câu chuyện hậu trường về cuộc truy lùng trùm khủng bố Osama Bin Laden. Bộ phim miêu tả các kỹ thuật tình báo được sử dụng để truy tìm thủ lĩnh của mạng lưới khủng bố Al-Qaida, trong đó có các hình thức thẩm vấn tăng cường bị nhiều người coi là hành động tra tấn.
Nữ đạo diễn Bigelow nói rằng những cảnh quay đó dựa trên những lời kể thật và là yếu tố cần thiết đối với nội dung của bộ phim.
Bà nói: ‘Điều quan trọng là nội dung phim phải chính xác và trung thực. Đúng là nó không phải là một chủ đề dễ được mọi người chấp nhận, nhưng không thể phủ nhận rằng đó là một phần của cuộc truy lùng kéo dài 10 năm này’.
‘Zero Dark Thirty’ đã vấp phải chỉ trích từ các nhà lập pháp Mỹ vì họ cho rằng bộ phim đã mô tả các biện pháp thẩm vấn khắc nghiệt như làm ngạt nước, và coi đây là một hình thức thu thập thông tin tình báo hiệu quả.
Một số thượng nghị sĩ, trong đó ông John McCain thuộc đảng Cộng hòa, cho rằng bộ phim ‘hoàn toàn không chính xác và gây hiểu nhầm’.
Ông nói: ‘Khi xem bộ phim này, người ta tin rằng việc làm ngạt nước và tra tấn dẫn tới việc tiêu diệt Osama bin Laden. Nhưng không phải vậy’.
Tuy nhiên, hai ngày sau khi bin Laden bị triệt hạ hồi tháng Năm năm 2011, dân biểu Peter King thuộc đảng Cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban về An ninh Nội địa ở Hạ viện, nói rằng hình thức làm cho ngạt nước đóng một vai trò lớn dẫn tới cuộc tấn công bin Laden.
Ông King nói: ‘Tôi đã nói chuyện với những người thân cận với vụ truy tìm bin Laden. Họ nói rằng Khalid Sheikh Mohammed khai các thông tin ban đầu sau khi bị làm cho ngạt nước’.
Sau đó, ông King yêu cầu mở một cuộc điều tra CIA và Bộ Quốc phòng vì bị coi là để lộ các thông tin nhạy cảm cho các nhà làm phim.
Nhà biên kịch của ‘Zero Dark Thirty’, Mark Boal, đã phản bác lời chỉ trích này: ‘Thẳng thắn mà nói, một bộ phim đưa người xem tới hậu trường một thế giới mà công chúng không có cơ hội tiếp cận là điều tốt’.
‘Zero Dark Thirty’ không phải là bộ phim đầu tiên cho thấy các hình thức thẩm vấn tăng cường tại các trung tâm giam giữ bên ngoài lãnh thổ Mỹ.
‘Taxi to the Dark Side’, bộ phim tài liệu từng giành giải Oscar của đạo diễn Alex Gibney, có các cảnh quay thẩm vấn thật tại nhà tù Abu Ghraib ở Iraq.
Một đạo diễn khác Laura Poitras đã làm sáng tỏ về hình thức thẩm vấn tăng cường tại trung tâm giam giữ trên vịnh Guantanamo trong bộ phim tài liệu sản xuất năm 2010 có tên là ‘The Oath’.
Bà nói: ‘Tôi không nghĩ người Mỹ thực sự hiểu được là 9 năm gần đây nhất trong lịch sử đất nước chúng ta đã hợp pháp hóa tra tấn và chúng ta đã lập ra các nhà tù bất hợp pháp’.
Một số nhà phê bình không chấp nhận những cảnh thẩm vấn trong ‘Zero Dark Thirty’ vì họ cho rằng làm như vậy là tán thành chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện”.
Trong khi đó, Kathryn Bigelow nói rằng bộ phim của bà phản ánh sự thật.
‘Zero Dark Thirty’ thuật lại câu chuyện hậu trường về cuộc truy lùng trùm khủng bố Osama Bin Laden. Bộ phim miêu tả các kỹ thuật tình báo được sử dụng để truy tìm thủ lĩnh của mạng lưới khủng bố Al-Qaida, trong đó có các hình thức thẩm vấn tăng cường bị nhiều người coi là hành động tra tấn.
‘Zero Dark Thirty’ thuật lại câu chuyện hậu trường về cuộc truy lùng trùm khủng bố Osama Bin Laden. Bộ phim miêu tả các kỹ thuật tình báo được sử dụng để truy tìm thủ lĩnh của mạng lưới khủng bố Al-Qaida, trong đó có các hình thức thẩm vấn tăng cường bị nhiều người coi là hành động tra tấn.
Bà nói: ‘Điều quan trọng là nội dung phim phải chính xác và trung thực. Đúng là nó không phải là một chủ đề dễ được mọi người chấp nhận, nhưng không thể phủ nhận rằng đó là một phần của cuộc truy lùng kéo dài 10 năm này’.
‘Zero Dark Thirty’ đã vấp phải chỉ trích từ các nhà lập pháp Mỹ vì họ cho rằng bộ phim đã mô tả các biện pháp thẩm vấn khắc nghiệt như làm ngạt nước, và coi đây là một hình thức thu thập thông tin tình báo hiệu quả.
Một số thượng nghị sĩ, trong đó ông John McCain thuộc đảng Cộng hòa, cho rằng bộ phim ‘hoàn toàn không chính xác và gây hiểu nhầm’.
Ông nói: ‘Khi xem bộ phim này, người ta tin rằng việc làm ngạt nước và tra tấn dẫn tới việc tiêu diệt Osama bin Laden. Nhưng không phải vậy’.
Tuy nhiên, hai ngày sau khi bin Laden bị triệt hạ hồi tháng Năm năm 2011, dân biểu Peter King thuộc đảng Cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban về An ninh Nội địa ở Hạ viện, nói rằng hình thức làm cho ngạt nước đóng một vai trò lớn dẫn tới cuộc tấn công bin Laden.
Ông King nói: ‘Tôi đã nói chuyện với những người thân cận với vụ truy tìm bin Laden. Họ nói rằng Khalid Sheikh Mohammed khai các thông tin ban đầu sau khi bị làm cho ngạt nước’.
Sau đó, ông King yêu cầu mở một cuộc điều tra CIA và Bộ Quốc phòng vì bị coi là để lộ các thông tin nhạy cảm cho các nhà làm phim.
Nhà biên kịch của ‘Zero Dark Thirty’, Mark Boal, đã phản bác lời chỉ trích này: ‘Thẳng thắn mà nói, một bộ phim đưa người xem tới hậu trường một thế giới mà công chúng không có cơ hội tiếp cận là điều tốt’.
‘Zero Dark Thirty’ không phải là bộ phim đầu tiên cho thấy các hình thức thẩm vấn tăng cường tại các trung tâm giam giữ bên ngoài lãnh thổ Mỹ.
‘Taxi to the Dark Side’, bộ phim tài liệu từng giành giải Oscar của đạo diễn Alex Gibney, có các cảnh quay thẩm vấn thật tại nhà tù Abu Ghraib ở Iraq.
Một đạo diễn khác Laura Poitras đã làm sáng tỏ về hình thức thẩm vấn tăng cường tại trung tâm giam giữ trên vịnh Guantanamo trong bộ phim tài liệu sản xuất năm 2010 có tên là ‘The Oath’.
Bà nói: ‘Tôi không nghĩ người Mỹ thực sự hiểu được là 9 năm gần đây nhất trong lịch sử đất nước chúng ta đã hợp pháp hóa tra tấn và chúng ta đã lập ra các nhà tù bất hợp pháp’.
Một số nhà phê bình không chấp nhận những cảnh thẩm vấn trong ‘Zero Dark Thirty’ vì họ cho rằng làm như vậy là tán thành chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện”.
Trong khi đó, Kathryn Bigelow nói rằng bộ phim của bà phản ánh sự thật.