Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa không loại bỏ khả năng dùng mức trần nợ quốc gia như một lá bài mặc cả trong cuộc tranh luận sắp xảy ra với các dân biểu nghị sĩ của phe dân chủ và Tổng thống Obama về việc giảm thiểu thâm hụt ngân sách. Một vụ đối đầu tương tự mang tính chất đảng phái đã khiến cho thứ hạng tín dụng của Mỹ bị hạ thấp hồi năm 2011. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên VOA Michael Bowman.
Nước Mỹ bước vào năm mới với một quốc hội mới nhưng trận tuyến quen thuộc giữa phe Cộng hòa và phe Dân chủ về việc giải quyết vấn đề nợ nần của đất nước vẫn còn đó.
Chính khách hàng đầu của đảng Cộng hòa tại Thượng viện, lãnh tụ khối thiểu số Mitch McConnell, hôm chủ nhật đã xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình. Câu hỏi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các cuộc phỏng vấn ông là phải chăng đảng ông sẽ nối kết mức trần nợ quốc gia với những sự cắt giảm mạnh trong chi tiêu của chính phủ. Ông trả lời như sau trong chương trình Face the Nation của đài CBS.
Ông McConnell nói: "Điều mà tôi sẵn sàng nói với quí vị là, nếu Tổng thống Obama không dẫn dắt chúng ta theo chiều hướng giảm thiểu sự nghiện ngập chi tiêu mà chúng ta đã mắc phải, thì chúng tôi phải sử dụng bất kỳ lực đẩy nào mà chúng tôi có được trong tay. Và có một số thí dụ về lực đẩy trong thời gian tới đây. Mức trần nợ là một trong các thí dụ đó."
Nếu không được quyền mượn thêm, chính phủ liên bang sẽ hết tiền trong vài tháng nữa và điều đó có thể làm sút giảm sự tin tưởng của thế giới đối với tín dụng của nước Mỹ.
Cũng giống như tình trạng của năm 2011, năm nay nhiều chính khách đảng Cộng hòa đòi hỏi là một đô la tăng thêm cho mức trần nợ phải được bù lại bằng một đô la trong việc cắt giảm chi tiêu. Nhưng không giống như hai năm trước, Tổng thống Barack Obama cho biết ông sẽ không điều đình về mức trần nợ, một lập trường có thể nói là một sự thách đố để xem phe Cộng hòa có dám thực hiện lời đe dọa của họ hay không. Các kinh tế gia nói rằng nước Mỹ và nền kinh tế toàn cầu sẽ gánh chịu những thiệt hại vô cùng to lớn nếu điều đó xảy ra.
Các chính khách phe Dân chủ, như lãnh tụ phe thiểu số Hạ viện Nancy Pelosi, nêu ra rằng cần phải nâng cao mức trần nợ để thanh toán những khoản chi tiêu mà Quốc hội đã chấp thuận. Bà lập luận rằng đây là một vấn đề riêng rẽ, không liên can gì tới cuộc tranh luận sắp diễn ra về mức chi tiêu của chính phủ liên bang trong tương lai.
Bà Pelosi cho biết: "Ngay bây giờ chúng ta phải trả tiền cho những hóa đơn đã có. Nếu quí vị muốn cắt giảm chi tiêu cho những gì mà chúng ta sẽ làm trong thời gian sắp tới, thì quí vị cứ tự nhiên. Nhưng quí vị không thể nói rằng chúng ta không trả khoản nợ đã có."
Các chính khách Cộng hòa lập luận rằng nếu không có những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho việc không có hành động thì Quốc hội sẽ không bao giờ chấp nhận những sự cắt giảm chi tiêu gây nhiều đau đớn và những biện pháp cải cách cần thiết để giải quyết những vấn đề tài chánh của nước Mỹ.
Phe Dân chủ nói rằng họ đã biểu quyết chấp thuận việc cắt giảm hơn 1.000 tỉ đô la trong kế hoạch chi tiêu của chính phủ liên bang.
Tổng thống Obama cũng cho biết ông sẵn sàng cải tổ những chương trình rất tốn kém để cung cấp sự chăm sóc sức khỏe và những phúc lợi khác cho những người đã nghỉ hưu.
Tuần trước, Quốc hội đã thông qua một dự luật để né tránh những khoản tăng thuế tự động và hoãn lại việc thực hiện những khoản cắt giảm lớn được qui định bởi kế hoạch gọi là “bờ vực tài chánh.” Thỏa thuận giờ chót đó nâng cao mức thuế thu nhập của những người giàu nhất nước.
Tổng thống Obama nói rằng cần thực hiện cùng một lúc việc cắt giảm chi tiêu và gia tăng nguồn thu chính phủ để giảm thiểu số thâm hụt ngân sách lên tới cả ngàn tỉ đô la. Phe Cộng hòa nói rằng vấn đề thuế khóa đã giải quyết xong và nỗ lực giảm nợ giờ đây phải tập trung vào vấn đề chi tiêu mà thôi.
Nước Mỹ bước vào năm mới với một quốc hội mới nhưng trận tuyến quen thuộc giữa phe Cộng hòa và phe Dân chủ về việc giải quyết vấn đề nợ nần của đất nước vẫn còn đó.
Chính khách hàng đầu của đảng Cộng hòa tại Thượng viện, lãnh tụ khối thiểu số Mitch McConnell, hôm chủ nhật đã xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình. Câu hỏi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các cuộc phỏng vấn ông là phải chăng đảng ông sẽ nối kết mức trần nợ quốc gia với những sự cắt giảm mạnh trong chi tiêu của chính phủ. Ông trả lời như sau trong chương trình Face the Nation của đài CBS.
Ông McConnell nói: "Điều mà tôi sẵn sàng nói với quí vị là, nếu Tổng thống Obama không dẫn dắt chúng ta theo chiều hướng giảm thiểu sự nghiện ngập chi tiêu mà chúng ta đã mắc phải, thì chúng tôi phải sử dụng bất kỳ lực đẩy nào mà chúng tôi có được trong tay. Và có một số thí dụ về lực đẩy trong thời gian tới đây. Mức trần nợ là một trong các thí dụ đó."
Nếu không được quyền mượn thêm, chính phủ liên bang sẽ hết tiền trong vài tháng nữa và điều đó có thể làm sút giảm sự tin tưởng của thế giới đối với tín dụng của nước Mỹ.
Cũng giống như tình trạng của năm 2011, năm nay nhiều chính khách đảng Cộng hòa đòi hỏi là một đô la tăng thêm cho mức trần nợ phải được bù lại bằng một đô la trong việc cắt giảm chi tiêu. Nhưng không giống như hai năm trước, Tổng thống Barack Obama cho biết ông sẽ không điều đình về mức trần nợ, một lập trường có thể nói là một sự thách đố để xem phe Cộng hòa có dám thực hiện lời đe dọa của họ hay không. Các kinh tế gia nói rằng nước Mỹ và nền kinh tế toàn cầu sẽ gánh chịu những thiệt hại vô cùng to lớn nếu điều đó xảy ra.
Các chính khách phe Dân chủ, như lãnh tụ phe thiểu số Hạ viện Nancy Pelosi, nêu ra rằng cần phải nâng cao mức trần nợ để thanh toán những khoản chi tiêu mà Quốc hội đã chấp thuận. Bà lập luận rằng đây là một vấn đề riêng rẽ, không liên can gì tới cuộc tranh luận sắp diễn ra về mức chi tiêu của chính phủ liên bang trong tương lai.
Bà Pelosi cho biết: "Ngay bây giờ chúng ta phải trả tiền cho những hóa đơn đã có. Nếu quí vị muốn cắt giảm chi tiêu cho những gì mà chúng ta sẽ làm trong thời gian sắp tới, thì quí vị cứ tự nhiên. Nhưng quí vị không thể nói rằng chúng ta không trả khoản nợ đã có."
Các chính khách Cộng hòa lập luận rằng nếu không có những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho việc không có hành động thì Quốc hội sẽ không bao giờ chấp nhận những sự cắt giảm chi tiêu gây nhiều đau đớn và những biện pháp cải cách cần thiết để giải quyết những vấn đề tài chánh của nước Mỹ.
Phe Dân chủ nói rằng họ đã biểu quyết chấp thuận việc cắt giảm hơn 1.000 tỉ đô la trong kế hoạch chi tiêu của chính phủ liên bang.
Tổng thống Obama cũng cho biết ông sẵn sàng cải tổ những chương trình rất tốn kém để cung cấp sự chăm sóc sức khỏe và những phúc lợi khác cho những người đã nghỉ hưu.
Tuần trước, Quốc hội đã thông qua một dự luật để né tránh những khoản tăng thuế tự động và hoãn lại việc thực hiện những khoản cắt giảm lớn được qui định bởi kế hoạch gọi là “bờ vực tài chánh.” Thỏa thuận giờ chót đó nâng cao mức thuế thu nhập của những người giàu nhất nước.
Tổng thống Obama nói rằng cần thực hiện cùng một lúc việc cắt giảm chi tiêu và gia tăng nguồn thu chính phủ để giảm thiểu số thâm hụt ngân sách lên tới cả ngàn tỉ đô la. Phe Cộng hòa nói rằng vấn đề thuế khóa đã giải quyết xong và nỗ lực giảm nợ giờ đây phải tập trung vào vấn đề chi tiêu mà thôi.