Sau một nhiệm kỳ nhiều sóng gió, với những vụ tranh cãi về mức thuế liên bang và cắt giảm chi tiêu chính phủ, dân biểu John Boehner của đảng Cộng hòa đã được bầu lại vào chức vụ Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ. Các nhà phân tích cho rằng ông Boehner có phần chắc sẽ phải đối mặt với nhiều sóng gió hơn vì một số dân biểu trong đảng ông chống lại ông và phản đối bất kỳ thỏa hiệp nào với Tổng thống Barack Obama và phe Dân chủ ở Quốc hội.
Có một số giây phút căng thẳng trong cuộc biểu quyết xướng danh kéo dài khá lâu trong ngày thứ năm để chọn vị Chủ tịch mới của Hạ viện do phe Cộng hòa kiểm soát. Chỉ có hai người nằm trong danh sách ứng viên là ông John Boehner của đảng Cộng hòa và cựu Chủ tịch Nancy Pelosi của đảng Dân chủ, vì không có dân biểu Cộng hòa nào ra tranh với lãnh tụ của họ.
"=Để tỏ ý phản đối, một số dân biểu đã hô to những tên khác, như cựu Ngoại trưởng Colin Powell và dân biểu Cộng hòa Allen West, người được sự hậu thuẫn của Phong trào Tea Party và sắp rời khỏi chức vụ.
Tuy có 10 phiếu chống lại ông Boehner, ông đã đánh bại bà Pelosi với tỉ số 220 trên 192.
Bà Pelosi đã chúc mừng ông Boehner và kêu gọi phe Cộng hòa và phe Dân chủ hợp tác với nhau.
"Thưa Chủ tịch Boehner, tôi biết rất rõ là chúng ta sẽ không luôn luôn đồng ý với nhau, nhưng tôi thật tâm hy vọng là chúng ta sẽ tìm được một mẫu số chung."
Trong một dấu hiệu cho thấy sẽ có những vụ tranh chấp kịch liệt về việc cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội mà phe Dân chủ ủng hộ, ông Boehner nói rằng ông sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào việc giảm thiểu số nợ khổng lồ của quốc gia. Ông nói:
"Chính phủ chúng ta đã tích lũy quá nhiều nợ nần, nền kinh tế của chúng ta không tạo ra đủ công ăn việc làm và đây không phải là những vấn đề không liên hệ với nhau."
Trong trận chiến mới đây về vấn đề bờ vực tài chánh, ông Boehner đã gặp phải sự chống đối bên trong đảng ông và phải dựa vào các lá phiếu của phe Dân chủ để thông qua một dự luật nhằm tránh xảy ra tình trạng gọi là bờ vực tài chánh.
Nhà phân tích Thomas Mann của Viện Brookings ở Washington nói rằng ông Boehner đã gặp khó khăn ngay từ lúc đầu với một số dân biểu Cộng hòa thuộc phong trào Tea Party. Ông Mann nhận định:
"Ý tôi muốn nói là ông ấy không phải bị yếu đi, bởi vì ông ấy chưa bao giờ mạnh cả."
Một số tổ chức của Tea Party có chủ trương bảo thủ về mặt tài chánh đã tìm cách ngăn không cho ông Boehner được bầu lại vào chức Chủ tịch, nhưng họ đã bị thất bại.
Ông Ron Meyer của tổ chức American Majority Action là người mạnh mẽ chống đối ông Boehner:
"Thực tế là hồi đầu tháng này ông ấy đã loại các thành viên bảo thủ ra khỏi các ủy ban. Ông ấy đã đích thân đề nghị tăng thuế, tổng cộng 800 tỉ đôla. Chính ông Boehner đã làm như vậy. Ông ấy không đại diện cho phong trào bảo thủ, và chúng tôi cần có một người nào đó có thể đại diện, một người có khả năng trình bày rõ ràng cho mọi người biết được tại sao họ nên tham gia phong trào bảo thủ, tại sao họ nên tin vào kinh tế thị trường tự do."
Các nhà phân tích nói rằng cuộc đối đầu lớn sắp diễn ra trong vài tháng tới ở Điện Capitol có phần chắc sẽ là một cuộc tranh cãi về việc nâng mức trần nợ quốc gia. Họ nói thêm rằng trận chiến đó cũng sẽ đặt ông Boehner vào một vị thế khó xử với các dân biểu cùng đảng Cộng hòa với ông.
Có một số giây phút căng thẳng trong cuộc biểu quyết xướng danh kéo dài khá lâu trong ngày thứ năm để chọn vị Chủ tịch mới của Hạ viện do phe Cộng hòa kiểm soát. Chỉ có hai người nằm trong danh sách ứng viên là ông John Boehner của đảng Cộng hòa và cựu Chủ tịch Nancy Pelosi của đảng Dân chủ, vì không có dân biểu Cộng hòa nào ra tranh với lãnh tụ của họ.
"=Để tỏ ý phản đối, một số dân biểu đã hô to những tên khác, như cựu Ngoại trưởng Colin Powell và dân biểu Cộng hòa Allen West, người được sự hậu thuẫn của Phong trào Tea Party và sắp rời khỏi chức vụ.
Tuy có 10 phiếu chống lại ông Boehner, ông đã đánh bại bà Pelosi với tỉ số 220 trên 192.
Bà Pelosi đã chúc mừng ông Boehner và kêu gọi phe Cộng hòa và phe Dân chủ hợp tác với nhau.
"Thưa Chủ tịch Boehner, tôi biết rất rõ là chúng ta sẽ không luôn luôn đồng ý với nhau, nhưng tôi thật tâm hy vọng là chúng ta sẽ tìm được một mẫu số chung."
Trong một dấu hiệu cho thấy sẽ có những vụ tranh chấp kịch liệt về việc cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội mà phe Dân chủ ủng hộ, ông Boehner nói rằng ông sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào việc giảm thiểu số nợ khổng lồ của quốc gia. Ông nói:
"Chính phủ chúng ta đã tích lũy quá nhiều nợ nần, nền kinh tế của chúng ta không tạo ra đủ công ăn việc làm và đây không phải là những vấn đề không liên hệ với nhau."
Trong trận chiến mới đây về vấn đề bờ vực tài chánh, ông Boehner đã gặp phải sự chống đối bên trong đảng ông và phải dựa vào các lá phiếu của phe Dân chủ để thông qua một dự luật nhằm tránh xảy ra tình trạng gọi là bờ vực tài chánh.
Nhà phân tích Thomas Mann của Viện Brookings ở Washington nói rằng ông Boehner đã gặp khó khăn ngay từ lúc đầu với một số dân biểu Cộng hòa thuộc phong trào Tea Party. Ông Mann nhận định:
"Ý tôi muốn nói là ông ấy không phải bị yếu đi, bởi vì ông ấy chưa bao giờ mạnh cả."
Một số tổ chức của Tea Party có chủ trương bảo thủ về mặt tài chánh đã tìm cách ngăn không cho ông Boehner được bầu lại vào chức Chủ tịch, nhưng họ đã bị thất bại.
Ông Ron Meyer của tổ chức American Majority Action là người mạnh mẽ chống đối ông Boehner:
"Thực tế là hồi đầu tháng này ông ấy đã loại các thành viên bảo thủ ra khỏi các ủy ban. Ông ấy đã đích thân đề nghị tăng thuế, tổng cộng 800 tỉ đôla. Chính ông Boehner đã làm như vậy. Ông ấy không đại diện cho phong trào bảo thủ, và chúng tôi cần có một người nào đó có thể đại diện, một người có khả năng trình bày rõ ràng cho mọi người biết được tại sao họ nên tham gia phong trào bảo thủ, tại sao họ nên tin vào kinh tế thị trường tự do."
Các nhà phân tích nói rằng cuộc đối đầu lớn sắp diễn ra trong vài tháng tới ở Điện Capitol có phần chắc sẽ là một cuộc tranh cãi về việc nâng mức trần nợ quốc gia. Họ nói thêm rằng trận chiến đó cũng sẽ đặt ông Boehner vào một vị thế khó xử với các dân biểu cùng đảng Cộng hòa với ông.