3 khoa học tiên phong trong lãnh vực hoa màu biến đổi gien đã đoạt Giải Lương thực Thế giới, một giải thưởng cao quý còn được gọi là “Nobel Nông nghiệp”. Ông Marc van Montagu, người Bỉ, cùng với hai người Mỹ là ông Rob Fraley và bà Mary-Dell Chilton đã đoạt giải nhờ kỹ thuật mà họ tạo ra để gia tăng sản lượng lương thực và cung cấp một khí cụ để đối phó với những thách thức của dân số mỗi ngày một tăng và nạn biến đổi khí hậu. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên Steve Baragona của đài VOA.
Vào thập niên 1970, khoa học gia người Bỉ Marc van Montagu đã khám phá là vi khuẩn trong đất có thể tạo ra sự biến đổi gien tự nhiên. Ông cho biết các vi khuẩn đưa một mẫu DNA của chúng vào các tế bào của thực vật, rồi những tế bào này sản xuất những hóa chất có lợi cho vi khuẩn.
Ông Montagu nói: "Một khi chúng ta biết được vi khuẩn có thể đưa DNA vào để tạo ra một tính chất mới cho một loại thảo mộc, chúng ta có thể thay thế phần đó của DNA với DNA mà chúng ta muốn mang lại cho thảo mộc đó nhữg tính chất mới và có ích."
Công nghệ sinh học thực vật đã khai sinh từ đó. Bà Mary-Dell Chilton và ông Rob Fraley đã dùng kỹ thuật này để tạo ra những loại thảo mộc biến đổi gien đầu tiên.
Ông Fraley hiện nay là người đứng đầu bộ phận kỹ thuật của đại công ty Monsanto. Ông cho biết như sau.
"Chúng tôi đã có thể tạo ra những gien mới, giúp cho nông dân được dễ dàng hơn trong việc khống chế cỏ dại và khống chế côn trùng, mang lại cho nhà nông những công cụ mới."
Ông Fraley nói rằng những công cụ mới này giúp cho nông gia trồng trọt nhiều hơn trong lúc sử dụng ít hóa chất hơn hoặc sử dụng hóa chất ít độc hại hơn.
Giới nông gia đã nhanh chóng tiếp thu những kỹ thuật mới này khi chúng được giới thiệu lần đầu vào năm 1996. Hiện nay, khoảng 12% tổng diện tích ruộng đất trên thế giới trồng các loại hoa màu biến đổi gien, thường được gọi tắt là GMO hay GMC.
Bà Mary-Dell Chilton hiện nay giữ chức khoa học gia trưởng của Công ty Công nghệ Sinh học Syngenta. Bà nói rằng GMC đã phát triển vô cùng nhanh chóng.
Bà Chilton nói: "Điều này thật là kỳ diệu. Và lý do của sự chấp nhận này là nhà nông đã nhận thấy là những kỹ thuật này có hiệu quả. Những kỹ thuật này làm lợi cho nhà nông."
Năm ngoái, số nông dân trên thế giới trồng các loại hoa màu biến đổi gien đã lên cao tới mức kỷ lục là 17,3 triệu người, và hơn 90% trong số này là những nông dân sản xuất qui mô nhỏ ở các quốc gia đang phát triển.
Dân số thế giới dự kiến sẽ tăng thêm 2 tỉ người vào năm 2050, và do đó, nhu cầu về lương thực và quần áo sẽ tăng hơn 60%.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng các loại hoa màu biến đổi gien rất có ích cho việc thỏa mãn nhu cầu này. Ông phát biểu như sau khi đưa ra loan báo về những người đoạt Giải Lương thực Thế giới năm nay.
Ngoại trưởng Kerry nói: "Có một sự thật đơn giản là công nghệ sinh học đã làm cho năng suất của các loại hoa màu gia tăng rất nhiều. Công nghệ này làm giảm đi rất nhiều sự thất thoát vì côn trùng và bệnh, và nó giúp cho chúng ta có thể nuôi ăn nhiều người hơn mà không phải khai hoang những cánh rừng nhiệt đới hoặc những vùng đất dễ bị tổn thương để có thể làm như vậy."
Tuy nhiên, sau khi các loại hoa màu này được trồng trọt hơn 15 năm, những người chỉ trích vẫn tiếp tục tỏ ý nghi ngờ về sự an toàn của chúng. Ông Doug Gurian-Sherman, một khoa học gia cấp cao của Liên minh các Khoa học gia Quan tâm (The Union of Concerned Scientists), nói rằng tuy kỹ thuật GMC có thể mang lại một số lợi ích, nhưng vẫn phải chờ xem phải chăng kỹ thuật này đóng vai trò thiết yếu cho việc nuôi ăn cho thế giới.
Ông Gurian-Sherman nói: "Theo sự hiểu biết của tôi về giải thưởng này thì chúng ta nên trao giải cho những người đã cho thấy những thành tựu lớn có tính chất tích cực và không thể tranh cãi trong nông nghiệp thế giới. Và cho tới lúc này tôi không nhìn thấy kỹ thuật này đạt tới mức đó."
Ông Guriam-Sherman nói rằng kỹ thuật GMC đặt quá nhiều quyền kiểm soát đối với nguồn cung ứng hạt giống vào tay của một vài công ty như Monsanto và Syngenta. Ông cũng lưu ý mọi người rằng hai công ty này chính là những nhà bảo trợ của Giải Lương thực Thế giới.
Lễ trao giải sẽ được tổ chức tại tiểu bang Iowa ở miền trung tây Hoa Kỳ vào tháng 10.
Vào thập niên 1970, khoa học gia người Bỉ Marc van Montagu đã khám phá là vi khuẩn trong đất có thể tạo ra sự biến đổi gien tự nhiên. Ông cho biết các vi khuẩn đưa một mẫu DNA của chúng vào các tế bào của thực vật, rồi những tế bào này sản xuất những hóa chất có lợi cho vi khuẩn.
Ông Montagu nói: "Một khi chúng ta biết được vi khuẩn có thể đưa DNA vào để tạo ra một tính chất mới cho một loại thảo mộc, chúng ta có thể thay thế phần đó của DNA với DNA mà chúng ta muốn mang lại cho thảo mộc đó nhữg tính chất mới và có ích."
Công nghệ sinh học thực vật đã khai sinh từ đó. Bà Mary-Dell Chilton và ông Rob Fraley đã dùng kỹ thuật này để tạo ra những loại thảo mộc biến đổi gien đầu tiên.
Ông Fraley hiện nay là người đứng đầu bộ phận kỹ thuật của đại công ty Monsanto. Ông cho biết như sau.
"Chúng tôi đã có thể tạo ra những gien mới, giúp cho nông dân được dễ dàng hơn trong việc khống chế cỏ dại và khống chế côn trùng, mang lại cho nhà nông những công cụ mới."
Ông Fraley nói rằng những công cụ mới này giúp cho nông gia trồng trọt nhiều hơn trong lúc sử dụng ít hóa chất hơn hoặc sử dụng hóa chất ít độc hại hơn.
Giới nông gia đã nhanh chóng tiếp thu những kỹ thuật mới này khi chúng được giới thiệu lần đầu vào năm 1996. Hiện nay, khoảng 12% tổng diện tích ruộng đất trên thế giới trồng các loại hoa màu biến đổi gien, thường được gọi tắt là GMO hay GMC.
Bà Mary-Dell Chilton hiện nay giữ chức khoa học gia trưởng của Công ty Công nghệ Sinh học Syngenta. Bà nói rằng GMC đã phát triển vô cùng nhanh chóng.
Bà Chilton nói: "Điều này thật là kỳ diệu. Và lý do của sự chấp nhận này là nhà nông đã nhận thấy là những kỹ thuật này có hiệu quả. Những kỹ thuật này làm lợi cho nhà nông."
Năm ngoái, số nông dân trên thế giới trồng các loại hoa màu biến đổi gien đã lên cao tới mức kỷ lục là 17,3 triệu người, và hơn 90% trong số này là những nông dân sản xuất qui mô nhỏ ở các quốc gia đang phát triển.
Dân số thế giới dự kiến sẽ tăng thêm 2 tỉ người vào năm 2050, và do đó, nhu cầu về lương thực và quần áo sẽ tăng hơn 60%.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng các loại hoa màu biến đổi gien rất có ích cho việc thỏa mãn nhu cầu này. Ông phát biểu như sau khi đưa ra loan báo về những người đoạt Giải Lương thực Thế giới năm nay.
Ngoại trưởng Kerry nói: "Có một sự thật đơn giản là công nghệ sinh học đã làm cho năng suất của các loại hoa màu gia tăng rất nhiều. Công nghệ này làm giảm đi rất nhiều sự thất thoát vì côn trùng và bệnh, và nó giúp cho chúng ta có thể nuôi ăn nhiều người hơn mà không phải khai hoang những cánh rừng nhiệt đới hoặc những vùng đất dễ bị tổn thương để có thể làm như vậy."
Tuy nhiên, sau khi các loại hoa màu này được trồng trọt hơn 15 năm, những người chỉ trích vẫn tiếp tục tỏ ý nghi ngờ về sự an toàn của chúng. Ông Doug Gurian-Sherman, một khoa học gia cấp cao của Liên minh các Khoa học gia Quan tâm (The Union of Concerned Scientists), nói rằng tuy kỹ thuật GMC có thể mang lại một số lợi ích, nhưng vẫn phải chờ xem phải chăng kỹ thuật này đóng vai trò thiết yếu cho việc nuôi ăn cho thế giới.
Ông Gurian-Sherman nói: "Theo sự hiểu biết của tôi về giải thưởng này thì chúng ta nên trao giải cho những người đã cho thấy những thành tựu lớn có tính chất tích cực và không thể tranh cãi trong nông nghiệp thế giới. Và cho tới lúc này tôi không nhìn thấy kỹ thuật này đạt tới mức đó."
Ông Guriam-Sherman nói rằng kỹ thuật GMC đặt quá nhiều quyền kiểm soát đối với nguồn cung ứng hạt giống vào tay của một vài công ty như Monsanto và Syngenta. Ông cũng lưu ý mọi người rằng hai công ty này chính là những nhà bảo trợ của Giải Lương thực Thế giới.
Lễ trao giải sẽ được tổ chức tại tiểu bang Iowa ở miền trung tây Hoa Kỳ vào tháng 10.