Hạt giống của các loại cây có đăng ký bản quyền cũng được bảo vệ quyền phát minh, và trồng lại những loại hạt này là vi phạm luật bảo vệ tài sản trí thức. Ðó là phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Tòa án đã ra quyết định trong vụ kiện giữa công ty hạt giống Monsanto và một nhà nông đã để dành những cây con mọc từ hạt giống do công ty cải biến gien. Những người ủng hộ tác quyền trí thức gọi quyết định này là một thắng lợi. Thông tín viên VOA Steve Baragona ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Cách đây vài năm, Vernon Hugh Bowman, một nhà nông ở Indiana, cần hạt giống để gieo trồng mùa đậu nành trễ hạn và nhiều rủi ro, theo luật sư của ông là Mark Walters.
Ông Walters nói: “Nhà nông thường để dành hạt giống từ những hạt đậu nành trong mùa vụ đầu tiên của năm trước, và dùng những hạt giống này để trồng cho mùa vụ thứ hai sau lúa mì. Nhưng đây sẽ không còn là một phương án nữa bởi vì đa số nhà nông đã ký các thỏa thuận nói rằng họ sẽ không làm như thế nữa.”
Monsanto và các công ty khác yêu cầu có những thỏa thuận như thế này để bảo vệ các kỹ thuật mà những nhà chế biến hạt giống đã phải chi ra hàng triệu đôla để phát triển: Các kỹ thuật giống như một đặc điểm về gien khiến cho các loại cây miễn nhiễm với loại thuốc diệt cỏ dại hiệu Roundup của công ty Monsanto, giúp kiểm soát cỏ dại dễ dàng hơn. Hơn 90% các loại đậu nành trồng ở Hoa Kỳ có đặc điểm “sẵn sàng chống Round-Up”.
Mong muốn tiết kiệm được tiền bạc cho mùa vụ thứ hai nhiều rủi ro, ông Bowman đã mua hạt đậu nành từ một cơ sở trữ hạt ở địa phương và hiểu rằng gần như tất cả các hạt đậu này đều mang tính chất sẵn sàng chống lại thuốc diệt cỏ Roundup. Ông gieo trồng các hạt đó, xịt thuốc Roundup, rồi để dành những hạt còn sống.
Ông Crowne nói: “Nhà nông này lập luận rằng gieo trồng như thế là nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty Monsanto.”
Ông Jim Crowne là người đứng đầu vụ pháp lý tại Hiệp hội Luật Tác quyền Trí thức Mỹ. Tổ chức này ủng hộ công ty Monsanto trong vụ này. Ông Crowne nói ông Bowman đã dựa vào một nguyên tắc pháp lý gọi là đáo hạn bản quyền. Nguyên tắc này nói rằng người sở hữu bản quyền từ bỏ quyền đối với một sản phẩm một khi đã bán sản phẩm.
Ông Crowne giải thích thêm: “Công ty Monsanto đã bán cho nhà nông, nhà nông gieo trồng hạt, nhà nông lại bán cho kho chứa hạt. Như thế, đã có những giao dịch xen kẽ này.”
Nhưng trong quyết định đồng loạt của Tối cao Pháp viện, Thẩm phán Elena Kagan viết: “Nguyên tắc đáo hạn không cho phép ông Bowma được tạo thêm các hạt đậu nành đã được bảo vệ bản quyền mà không được phép của công ty Monsanto…Và đó chính là điều ông Bowman đã làm.”
Nói cách khác, theo ông Jim Crowne, mua hạt giống, gieo trồng chúng, làm mùa vụ của mình rồi bán đi thì không sao.
Ông Crowne cho biết: “Ðiều không thể làm được là lấy hạt giống đó, gieo trồng lại, rồi sản xuất liên miên vô tận các bản sao của sản phẩm đã được đăng ký phát minh này, chủ yếu là để khỏi phải trở lại mua của Monsanto.”
Phát ngôn viên Lee Quarles của công ty Monsanto nói rằng đó là một phán quyết chủ yếu cho công cuộc canh tân trong nông nghiệp.
Ông Quarles cho biết: “Các kỹ thuật nông nghiệp chỉ có thể có được nhờ những khoản đầu tư to lớn về phát triển nông nghiệp và những luật lệ về bản quyền giúp cho công cuộc đầu tư khả thi về kinh tế.”
Nhưng luật sư Mark Walters của ông Bowman cho rằng phán quyết đặt quá nhiều quyền kiểm soát vào tay một vài công ty hạt giống. Ông Walters nói thân chủ của ông không thể tìm ra được những loại hạt giống không được bảo vệ bản quyền trong khu vực của ông.
Ông Walters nói: “Ông ấy đã lái xe hàng trăm dặm đuờng vào Ohio để đi tìm cái mà ông ấy gọi là nguồn hạt giống công cộng cuối cùng có thể có được mà không đăng ký bản quyền.”
Mặc dầu tòa án đã giải quyết vấn đề bảo vệ bản quyền hạt giống này, thì cuộc tranh luận vẫn tiếp tục về những điểm lợi và những điểm hại của các loại hạt giống có đăng ký bản quyền dùng cho việc sản xuất lương thực và phúc lợi của nhà nông.
Cách đây vài năm, Vernon Hugh Bowman, một nhà nông ở Indiana, cần hạt giống để gieo trồng mùa đậu nành trễ hạn và nhiều rủi ro, theo luật sư của ông là Mark Walters.
Ông Walters nói: “Nhà nông thường để dành hạt giống từ những hạt đậu nành trong mùa vụ đầu tiên của năm trước, và dùng những hạt giống này để trồng cho mùa vụ thứ hai sau lúa mì. Nhưng đây sẽ không còn là một phương án nữa bởi vì đa số nhà nông đã ký các thỏa thuận nói rằng họ sẽ không làm như thế nữa.”
Monsanto và các công ty khác yêu cầu có những thỏa thuận như thế này để bảo vệ các kỹ thuật mà những nhà chế biến hạt giống đã phải chi ra hàng triệu đôla để phát triển: Các kỹ thuật giống như một đặc điểm về gien khiến cho các loại cây miễn nhiễm với loại thuốc diệt cỏ dại hiệu Roundup của công ty Monsanto, giúp kiểm soát cỏ dại dễ dàng hơn. Hơn 90% các loại đậu nành trồng ở Hoa Kỳ có đặc điểm “sẵn sàng chống Round-Up”.
Mong muốn tiết kiệm được tiền bạc cho mùa vụ thứ hai nhiều rủi ro, ông Bowman đã mua hạt đậu nành từ một cơ sở trữ hạt ở địa phương và hiểu rằng gần như tất cả các hạt đậu này đều mang tính chất sẵn sàng chống lại thuốc diệt cỏ Roundup. Ông gieo trồng các hạt đó, xịt thuốc Roundup, rồi để dành những hạt còn sống.
Ông Crowne nói: “Nhà nông này lập luận rằng gieo trồng như thế là nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty Monsanto.”
Ông Jim Crowne là người đứng đầu vụ pháp lý tại Hiệp hội Luật Tác quyền Trí thức Mỹ. Tổ chức này ủng hộ công ty Monsanto trong vụ này. Ông Crowne nói ông Bowman đã dựa vào một nguyên tắc pháp lý gọi là đáo hạn bản quyền. Nguyên tắc này nói rằng người sở hữu bản quyền từ bỏ quyền đối với một sản phẩm một khi đã bán sản phẩm.
Ông Crowne giải thích thêm: “Công ty Monsanto đã bán cho nhà nông, nhà nông gieo trồng hạt, nhà nông lại bán cho kho chứa hạt. Như thế, đã có những giao dịch xen kẽ này.”
Nhưng trong quyết định đồng loạt của Tối cao Pháp viện, Thẩm phán Elena Kagan viết: “Nguyên tắc đáo hạn không cho phép ông Bowma được tạo thêm các hạt đậu nành đã được bảo vệ bản quyền mà không được phép của công ty Monsanto…Và đó chính là điều ông Bowman đã làm.”
Nói cách khác, theo ông Jim Crowne, mua hạt giống, gieo trồng chúng, làm mùa vụ của mình rồi bán đi thì không sao.
Ông Crowne cho biết: “Ðiều không thể làm được là lấy hạt giống đó, gieo trồng lại, rồi sản xuất liên miên vô tận các bản sao của sản phẩm đã được đăng ký phát minh này, chủ yếu là để khỏi phải trở lại mua của Monsanto.”
Phát ngôn viên Lee Quarles của công ty Monsanto nói rằng đó là một phán quyết chủ yếu cho công cuộc canh tân trong nông nghiệp.
Ông Quarles cho biết: “Các kỹ thuật nông nghiệp chỉ có thể có được nhờ những khoản đầu tư to lớn về phát triển nông nghiệp và những luật lệ về bản quyền giúp cho công cuộc đầu tư khả thi về kinh tế.”
Nhưng luật sư Mark Walters của ông Bowman cho rằng phán quyết đặt quá nhiều quyền kiểm soát vào tay một vài công ty hạt giống. Ông Walters nói thân chủ của ông không thể tìm ra được những loại hạt giống không được bảo vệ bản quyền trong khu vực của ông.
Ông Walters nói: “Ông ấy đã lái xe hàng trăm dặm đuờng vào Ohio để đi tìm cái mà ông ấy gọi là nguồn hạt giống công cộng cuối cùng có thể có được mà không đăng ký bản quyền.”
Mặc dầu tòa án đã giải quyết vấn đề bảo vệ bản quyền hạt giống này, thì cuộc tranh luận vẫn tiếp tục về những điểm lợi và những điểm hại của các loại hạt giống có đăng ký bản quyền dùng cho việc sản xuất lương thực và phúc lợi của nhà nông.