Quyết định của Nga can thiệp vào Ukraine đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao và quân sự. Nhưng quyết định đó cũng đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế và năng lượng, khi Nga gia tăng vọt giá khí đốt xuất khẩu sang nước này và các nhà lãnh đạo lâm thời của Ukraine đã vội vã đi tìm các nguồn năng lượng mới và rẻ hơn.
Ukraine hoạt động nhờ khí đốt, và nhà cửa tiêu thụ nhiều năng lượng của họ cũng như các nhà máy sử dụng nhiều năng lượng.
Cho tới thời gian gần đây, khí đốt nhập từ Nga được mua với giá rẻ.
Nhưng tình trạng đó đã thay đổi khi người Ukraine lật đổ Tổng thống thân Nga của họ hồi tháng Hai. Nga đã tăng giá khí đốt lên khoảng 40%.
Chuyên gia thị trường năng lượng Pierre Noel thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế có trụ sở ở London nói rằng các nhà lãnh đạo mới của Ukraine bị đặt trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan:
“Giờ đây họ phải đối diện với sự chọn lựa hết sức khó khăn, giữa giá khí đốt rẻ và quy phục Nga về chính trị, hoặc giá khí đốt đắt và độc lập về chính trị.”
Nhưng, ông Noel nói rằng Ukraine đã được hưởng sự giảm giá rất thấp trong nhiều thập niên bởi vì nước này là nơi có hệ thống ống dẫn khí đốt duy nhất của Nga tới thị trường tiêu thụ khí đốt khổng lồ ở Tây Âu, và điều đó dù sao cũng sẽ chấm dứt.
Nga và các khách hàng của họ đã làm việc trong nhiều năm để xây dựng hai đường ống dẫn khí đốt mới chẳng bao lâu nữa sẽ đi vòng qua lãnh thổ Ukraine, loại bỏ được ảnh hưởng của nước này và đặt Nga vào một vị thế để tính giá cao với Ukraine.
Đó là tin xấu cho người tiêu thụ và chủ nhân các doanh nghiệp Ukraine như chủ tiệm ăn ở Kyiv Yuri Gelfat. Ông nói:
“Giá khí đốt sẽ ảnh hưởng tới tất cả chúng tôi. Nó ảnh hưởng tới lò sưởi, nước nóng. Chi phí tiện ích điện, nước... cao hơn có nghĩa là chúng tôi phải tăng giá sản phẩm.”
Đó có thể là một trong cái giá phải trả cho sự độc lập về năng lượng.
Tại cửa hàng quần áo gần đó của mình ông Ruslan Pavlyuk, có cái nhìn rộng rãi hơn, kêu gọi gia tăng bảo toàn và tiết kiệm năng lượng, và thêm một điều khác. Ông nói:
“Nhân dân Ukraine phải ngưng kêu ca, hãy thắt lưng buộc bụng và hiểu rằng chúng ta phải tranh đấu nhiều hơn nữa cho tương lai của chúng ta.”
Hầu hết việc thắt lưng buộc bụng sẽ đặt vào các nhà máy Ukraine phí phạm năng lượng và các công nhân của họ, phần lớn ở miền đông nước này, nơi tình cảm thân Nga mạnh nhất.
Ông Pierre Noel nói rằng điều đó sẽ gây khó khăn cho Ukraine để tạo được một sự đồng thuận trên toàn quốc hầu thực hiện những cải cách đầy gian khó mà các quốc gia trung Âu đã thực hiện. Ông nói:
“Căn bản là Ukraine bị chia rẻ quan điểm về chính trị và kinh tế giữa một phần của đất nước có thể vượt qua và sẵn sàng vượt qua, và một phần của đất nước không hứng thú, không sẵn lòng, và đơn giản là sẽ không làm việc đó.”
Ông Noel nói rằng một thỏa thuận chính trị cho phép miền đông duy trì quan hệ kinh tế với Nga và cho Nga một vị trí tại Ukraine mà họ có vẻ muốn, mà không nhượng bộ thêm nữa chủ quyền của Ukraine.
Ukraine hoạt động nhờ khí đốt, và nhà cửa tiêu thụ nhiều năng lượng của họ cũng như các nhà máy sử dụng nhiều năng lượng.
Cho tới thời gian gần đây, khí đốt nhập từ Nga được mua với giá rẻ.
Nhưng tình trạng đó đã thay đổi khi người Ukraine lật đổ Tổng thống thân Nga của họ hồi tháng Hai. Nga đã tăng giá khí đốt lên khoảng 40%.
Chuyên gia thị trường năng lượng Pierre Noel thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế có trụ sở ở London nói rằng các nhà lãnh đạo mới của Ukraine bị đặt trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan:
“Giờ đây họ phải đối diện với sự chọn lựa hết sức khó khăn, giữa giá khí đốt rẻ và quy phục Nga về chính trị, hoặc giá khí đốt đắt và độc lập về chính trị.”
Nhưng, ông Noel nói rằng Ukraine đã được hưởng sự giảm giá rất thấp trong nhiều thập niên bởi vì nước này là nơi có hệ thống ống dẫn khí đốt duy nhất của Nga tới thị trường tiêu thụ khí đốt khổng lồ ở Tây Âu, và điều đó dù sao cũng sẽ chấm dứt.
Nga và các khách hàng của họ đã làm việc trong nhiều năm để xây dựng hai đường ống dẫn khí đốt mới chẳng bao lâu nữa sẽ đi vòng qua lãnh thổ Ukraine, loại bỏ được ảnh hưởng của nước này và đặt Nga vào một vị thế để tính giá cao với Ukraine.
Đó là tin xấu cho người tiêu thụ và chủ nhân các doanh nghiệp Ukraine như chủ tiệm ăn ở Kyiv Yuri Gelfat. Ông nói:
“Giá khí đốt sẽ ảnh hưởng tới tất cả chúng tôi. Nó ảnh hưởng tới lò sưởi, nước nóng. Chi phí tiện ích điện, nước... cao hơn có nghĩa là chúng tôi phải tăng giá sản phẩm.”
Đó có thể là một trong cái giá phải trả cho sự độc lập về năng lượng.
Tại cửa hàng quần áo gần đó của mình ông Ruslan Pavlyuk, có cái nhìn rộng rãi hơn, kêu gọi gia tăng bảo toàn và tiết kiệm năng lượng, và thêm một điều khác. Ông nói:
“Nhân dân Ukraine phải ngưng kêu ca, hãy thắt lưng buộc bụng và hiểu rằng chúng ta phải tranh đấu nhiều hơn nữa cho tương lai của chúng ta.”
Hầu hết việc thắt lưng buộc bụng sẽ đặt vào các nhà máy Ukraine phí phạm năng lượng và các công nhân của họ, phần lớn ở miền đông nước này, nơi tình cảm thân Nga mạnh nhất.
Ông Pierre Noel nói rằng điều đó sẽ gây khó khăn cho Ukraine để tạo được một sự đồng thuận trên toàn quốc hầu thực hiện những cải cách đầy gian khó mà các quốc gia trung Âu đã thực hiện. Ông nói:
“Căn bản là Ukraine bị chia rẻ quan điểm về chính trị và kinh tế giữa một phần của đất nước có thể vượt qua và sẵn sàng vượt qua, và một phần của đất nước không hứng thú, không sẵn lòng, và đơn giản là sẽ không làm việc đó.”
Ông Noel nói rằng một thỏa thuận chính trị cho phép miền đông duy trì quan hệ kinh tế với Nga và cho Nga một vị trí tại Ukraine mà họ có vẻ muốn, mà không nhượng bộ thêm nữa chủ quyền của Ukraine.