DONETSK —
Donetsk ở miền đông Ukraine là một thành phố quốc tế, nơi có nhiều sắc tộc thiểu số sinh sống, như người Tatar, Do Thái, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, và là nơi sinh viên quốc tế từ nhiều nơi trên thế giới tựu về để theo học ngành y. Nhưng một số sắc tộc thiểu số trong thành phố này lo sợ ảnh hưởng đang lớn mạnh của Nga sẽ dẫn đến tình trạng bất dung chấp sắc tộc và tôn giáo.
Sau 6 năm học tập nghiên cứu, các sinh viên người Jordan này cuối cùng đã tốt nghiệp bác sĩ, nhưng không phải từ một đại học ở Amman, mà là tại thành phố Donetsk ở miền đông Ukraine.
Hàng ngàn du học sinh trên thế giới đến đây để tận dụng các mức học phí vừa phải. Nhưng giờ đây, trường học đang bảo các sinh viên hãy trở về nhà của họ, vì lo sợ không thể bảo đảm an toàn được trong bầu không khí chính trị hiện nay.
Adiboayo Agboola, một sinh viên ngành y người Nigeria nói: “Nhìn vào những rủi ro ở Donetsk, tình hình hiện nay trở nên căng thẳng hơn. Trước đây cũng có rủi ro, nhưng hiện nay mức rủi ro cao hơn. Có rất nhiều rủi ro mà chúng tôi đang đối diện.”
Một số sinh viên cho biết họ gặp phải sự nghi kỵ và kỳ thị sắc tộc ngày càng nhiều kể từ khi phong trào đòi ly khai của những người thân Nga bắt đầu.
Michael, một sinh viên nha khoa người Bostawana, nói rằng những người đòi ly khai mới đây đã hô lên những lời thóa mạ kỳ thị sắc tộc với anh và các bè bạn anh ở ngoài đường.
Anh Michael cho biết: “Mới đây tôi đã rơi vào một tình huống là tôi bị xem là giống ông Obama bởi vì màu da của chúng tôi, và họ căm ghét ông ấy. Và họ cho rằng chúng tôi chỉ nên cút về nước. Do đó tình hình hiện nay rất khó khăn.”
Donetsk còn có các sắc dân Tatar, Armenia, Azerbaijan, Hy Lạp, và Do Thái. Nhiều người sắc tộc thiểu số này đã hưởng không khí tự do sắc tộc và tôn giáo ngày càng rộng mở kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Ông Mufti Said Ismagilov là một lãnh đạo của cộng đồng Hồi giáo ở ngoại ô Donetsk. Ông nói rằng người Hồi giáo ở Ukraine hưởng nhiều quyền tự do hơn so với những người cùng tín ngưỡng với họ ở bên kia biên giới, trong nước Nga.
Ông Ismagilov nói: “Lý do quan trọng nhất mà chúng tôi ủng hộ Ukraine là vì có nhiều quyền và tự do cho chúng tôi ở Ukraine, và nơi đây tạo cho chúng tôi cơ hội để phát triển. Nếu so sánh giữa Ukraine và Nga, ở đây tốt hơn nhiều.”
Ông Ismagilov cũng lo sợ việc tách khỏi Ukraine và ảnh hưởng của Nga sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với nhiều sắc tộc thiểu số với những nguồn gốc tôn giáo khác nhau.
Ông nói tiếp: “Trước đây và hiện nay vẫn có sự tin tưởng giữa những người khác nhau về tôn giáo và văn hóa: người Cơ đốc giáo, người Do Thái giáo, và người không tôn giáo. Chúng tôi dễ dàng tìm ra tiếng nói chung với nhau. Không có chủ nghĩa phát xít bài ngoại và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở đây. Không có những tên đầu trọc cực đoan như ở Nga.”
Trong lúc công tác chuẩn bị tiếp tục cho cuộc bầu cử tổng thống vào Chủ nhật này, nhiều người hy vọng là kết quả của cuộc đầu phiếu sẽ lập ra một hệ thống quản trị tiếp tục bảo vệ quyền của những người sắc tộc thiểu số.
Nhưng các giới chức bầu cử nói rằng họ đang bị đe dọa và hăm dọa tại nhiều nơi cở miền đông Ukraine, và hiện chưa rõ liệu bầu cử có diễn ra được tại những khu vực này hay không.
Sau 6 năm học tập nghiên cứu, các sinh viên người Jordan này cuối cùng đã tốt nghiệp bác sĩ, nhưng không phải từ một đại học ở Amman, mà là tại thành phố Donetsk ở miền đông Ukraine.
Hàng ngàn du học sinh trên thế giới đến đây để tận dụng các mức học phí vừa phải. Nhưng giờ đây, trường học đang bảo các sinh viên hãy trở về nhà của họ, vì lo sợ không thể bảo đảm an toàn được trong bầu không khí chính trị hiện nay.
Adiboayo Agboola, một sinh viên ngành y người Nigeria nói: “Nhìn vào những rủi ro ở Donetsk, tình hình hiện nay trở nên căng thẳng hơn. Trước đây cũng có rủi ro, nhưng hiện nay mức rủi ro cao hơn. Có rất nhiều rủi ro mà chúng tôi đang đối diện.”
Một số sinh viên cho biết họ gặp phải sự nghi kỵ và kỳ thị sắc tộc ngày càng nhiều kể từ khi phong trào đòi ly khai của những người thân Nga bắt đầu.
Michael, một sinh viên nha khoa người Bostawana, nói rằng những người đòi ly khai mới đây đã hô lên những lời thóa mạ kỳ thị sắc tộc với anh và các bè bạn anh ở ngoài đường.
Anh Michael cho biết: “Mới đây tôi đã rơi vào một tình huống là tôi bị xem là giống ông Obama bởi vì màu da của chúng tôi, và họ căm ghét ông ấy. Và họ cho rằng chúng tôi chỉ nên cút về nước. Do đó tình hình hiện nay rất khó khăn.”
Donetsk còn có các sắc dân Tatar, Armenia, Azerbaijan, Hy Lạp, và Do Thái. Nhiều người sắc tộc thiểu số này đã hưởng không khí tự do sắc tộc và tôn giáo ngày càng rộng mở kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Ông Mufti Said Ismagilov là một lãnh đạo của cộng đồng Hồi giáo ở ngoại ô Donetsk. Ông nói rằng người Hồi giáo ở Ukraine hưởng nhiều quyền tự do hơn so với những người cùng tín ngưỡng với họ ở bên kia biên giới, trong nước Nga.
Ông Ismagilov nói: “Lý do quan trọng nhất mà chúng tôi ủng hộ Ukraine là vì có nhiều quyền và tự do cho chúng tôi ở Ukraine, và nơi đây tạo cho chúng tôi cơ hội để phát triển. Nếu so sánh giữa Ukraine và Nga, ở đây tốt hơn nhiều.”
Ông Ismagilov cũng lo sợ việc tách khỏi Ukraine và ảnh hưởng của Nga sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với nhiều sắc tộc thiểu số với những nguồn gốc tôn giáo khác nhau.
Ông nói tiếp: “Trước đây và hiện nay vẫn có sự tin tưởng giữa những người khác nhau về tôn giáo và văn hóa: người Cơ đốc giáo, người Do Thái giáo, và người không tôn giáo. Chúng tôi dễ dàng tìm ra tiếng nói chung với nhau. Không có chủ nghĩa phát xít bài ngoại và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở đây. Không có những tên đầu trọc cực đoan như ở Nga.”
Trong lúc công tác chuẩn bị tiếp tục cho cuộc bầu cử tổng thống vào Chủ nhật này, nhiều người hy vọng là kết quả của cuộc đầu phiếu sẽ lập ra một hệ thống quản trị tiếp tục bảo vệ quyền của những người sắc tộc thiểu số.
Nhưng các giới chức bầu cử nói rằng họ đang bị đe dọa và hăm dọa tại nhiều nơi cở miền đông Ukraine, và hiện chưa rõ liệu bầu cử có diễn ra được tại những khu vực này hay không.