NEW YORK —
Giá địa ốc tăng vọt ở New York đã tác động đáng kể đến hàng chục khu phố, kể cả khu phố Chinatown nổi tiếng. Khu vực ở phía nam Manhattan này lâu nay vẫn là một căn cứ thiết yếu cho di dân và gia đình người Hoa, khiến nó trở thành một trong những nơi tập trung người sắc tộc Trung Hoa lớn nhất ở phương Tây. Tuy nhiên Thông tín viên VOA Rebecca Valli tường thuật rằng hiện nay nhiều người đang rời khỏi khu này vào lúc một luồng các chuyên gia và sinh viên da trắng đổ tới đẩy cao giá nhà đất.
Quy trách lẫn nhau
Ông Peter Kwong là giáo sư về Nghiên cứu Á Mỹ và Quy hoạch Ðô thị ở trường Ðại học Hunter. Ông nói các nhà khai thác địa ốc nóng lòng xây dựng những tòa nhà cao tầng là một phần lý do của sự chuyển biến này. Nhưng ông cũng quy trách cho Thị trưởng Michael Bloomberg sắp xuất nhiệm.
Giáo sư Kwong nói: “Tòa thị chính đã làm việc này ở khắp thành phố New York, nhất là khu Manhattan, Chinatown là khu vực cuối cùng chưa bị cách tân.”
Một bản phúc trình do Quỹ Giáo dục và Bảo vệ Pháp lý Á Mỹ có trụ sở ở New York công bố trước đây trong năm nói rằng có hiện tượng thiếu hụt tương tự về gia cư với giá phải chăng ở các khu Hoa kiều tại Boston và Philadelphia. Bản phúc trình nhận thấy sự gia tăng về số nhà và khách sạn sang trọng, và sự giảm sút số doanh nghiệp cũng như số hộ gia đình Á châu.
Tại New York, các chính sách của Thị trưởng
được cho là góp phần giảm thiểu số tội phạm, và nhiều người ủng hộ ông nói rằng việc tăng giá thuê nhà là một dấu hiệu tiến bộ kinh tế của thành phố.
Nhưng tại khu Hoa Kiều Chinatown ở Manhatttan, việc tăng giá nhà đã đẩy nhiều người từng cư ngụ ở đó ra khỏi khu này. Theo thống kê năm 2010, khoảng 17% cư dân người Hoa ở khu Chinatown, chừng 6.000 người, đã phải rời khỏi khu này từ năm 2000.
Giá thuê nhà tăng, di dân ra đi
Bà Tôn Mỹ Dung, đã sống trong khu Chinatown ở Manhattan từ lúc mới đến Hoa Kỳ từ thánh phố Phúc Châu vào năm 1990. Cửa hàng ăn uống của bà nằm gần đường Canal, trung tâm thu hút của khu Chinatown và bà nói bà đã thấy một sự giảm sút đáng kể về số khách hàng, đa số là di dân người Hoa.
Bà nói: “Trước đây, vào ngày lễ Tạ Ơn chẳng hạn, số người ngoài đường phố ở đây đông đến mức không có chỗ chen chân. Nhưng từ 3 năm đổ lại, gần như không còn ai trên đường phố nữa. Ðây là sự thay đổi chúng ta nhìn thấy rõ ở Chinatown.”
Bà Tôn nói nhiều người láng giềng của bà đã bị tống xuất ra khỏi nhà sau khi chủ đất quyết định tân trang các tòa nhà.
Bà nói: “Sau đó họ đành bán cho các nhà khai thác địa ốc mà không tính tới việc dành cho những người đã sống ở đó từ đầu là các di dân.”
Ðối với bà Tôn, điều đang xảy ra ở Chinatown đi ngược lại với những lý tưởng tiêu biểu của nước Mỹ.
Bà nói: “Hoa Kỳ là đất nước của di dân, nhưng nhiều di dân đến đây mà không có chỗ để sinh sống hoặc không có đủ điều kiện để mà sống.”
Phe chống đối canh tân tìm cách đảo ngược xu hướng
Các tổ chức dân chúng ở Chinatown đang tranh đấu cho điều mà họ coi là việc rút ruột khu phố của họ.
Bà Lý Hoa, thư ký Hiệp hội Công nhân và Nhân viên Hoa kiều, nói tổ chức của bà đã thu thập hàng ngàn chữ ký để ngăn chặn các kế hoạch mới đây nhằm lập ra các khu sang trọng ở khu phía Ðông Manhattan. Bà nói:
“Chúng tôi đã phản đối kế hoạch này ở tất cả những nơi có thể được. Tại những buổi điều trần công cộng, vời bộ quy hoạch của chính quyền, với hội đồng thành phố. Chúng tôi cử người tham gia ở mọi cấp, không phải chỉ vài người, mà là hàng trăm người. Nhưng ông Bloomberg vẫn tiếp tục, họ hoàn toàn không quan tâm.”
Với một thị trưởng tân cử sắp đặt chân vào toà thị chính New York, một số hy vọng rằng xu hướng đối với Chinatown và các khu của tầng lớp có thu nhập thấp ở New York sẽ thay đổi.
Tân thị trưởng Bill de Blasio đã cam kết thu hẹp khoảng cách biệt giữa người giàu và người nghèo ở New York và mở rộng các khu nhà với giá phải chăng trong thành phố.
Quy trách lẫn nhau
Ông Peter Kwong là giáo sư về Nghiên cứu Á Mỹ và Quy hoạch Ðô thị ở trường Ðại học Hunter. Ông nói các nhà khai thác địa ốc nóng lòng xây dựng những tòa nhà cao tầng là một phần lý do của sự chuyển biến này. Nhưng ông cũng quy trách cho Thị trưởng Michael Bloomberg sắp xuất nhiệm.
Giáo sư Kwong nói: “Tòa thị chính đã làm việc này ở khắp thành phố New York, nhất là khu Manhattan, Chinatown là khu vực cuối cùng chưa bị cách tân.”
Một bản phúc trình do Quỹ Giáo dục và Bảo vệ Pháp lý Á Mỹ có trụ sở ở New York công bố trước đây trong năm nói rằng có hiện tượng thiếu hụt tương tự về gia cư với giá phải chăng ở các khu Hoa kiều tại Boston và Philadelphia. Bản phúc trình nhận thấy sự gia tăng về số nhà và khách sạn sang trọng, và sự giảm sút số doanh nghiệp cũng như số hộ gia đình Á châu.
Tại New York, các chính sách của Thị trưởng
được cho là góp phần giảm thiểu số tội phạm, và nhiều người ủng hộ ông nói rằng việc tăng giá thuê nhà là một dấu hiệu tiến bộ kinh tế của thành phố.
Nhưng tại khu Hoa Kiều Chinatown ở Manhatttan, việc tăng giá nhà đã đẩy nhiều người từng cư ngụ ở đó ra khỏi khu này. Theo thống kê năm 2010, khoảng 17% cư dân người Hoa ở khu Chinatown, chừng 6.000 người, đã phải rời khỏi khu này từ năm 2000.
Giá thuê nhà tăng, di dân ra đi
Bà Tôn Mỹ Dung, đã sống trong khu Chinatown ở Manhattan từ lúc mới đến Hoa Kỳ từ thánh phố Phúc Châu vào năm 1990. Cửa hàng ăn uống của bà nằm gần đường Canal, trung tâm thu hút của khu Chinatown và bà nói bà đã thấy một sự giảm sút đáng kể về số khách hàng, đa số là di dân người Hoa.
Bà nói: “Trước đây, vào ngày lễ Tạ Ơn chẳng hạn, số người ngoài đường phố ở đây đông đến mức không có chỗ chen chân. Nhưng từ 3 năm đổ lại, gần như không còn ai trên đường phố nữa. Ðây là sự thay đổi chúng ta nhìn thấy rõ ở Chinatown.”
Bà Tôn nói nhiều người láng giềng của bà đã bị tống xuất ra khỏi nhà sau khi chủ đất quyết định tân trang các tòa nhà.
Bà nói: “Sau đó họ đành bán cho các nhà khai thác địa ốc mà không tính tới việc dành cho những người đã sống ở đó từ đầu là các di dân.”
Ðối với bà Tôn, điều đang xảy ra ở Chinatown đi ngược lại với những lý tưởng tiêu biểu của nước Mỹ.
Bà nói: “Hoa Kỳ là đất nước của di dân, nhưng nhiều di dân đến đây mà không có chỗ để sinh sống hoặc không có đủ điều kiện để mà sống.”
Phe chống đối canh tân tìm cách đảo ngược xu hướng
Các tổ chức dân chúng ở Chinatown đang tranh đấu cho điều mà họ coi là việc rút ruột khu phố của họ.
Bà Lý Hoa, thư ký Hiệp hội Công nhân và Nhân viên Hoa kiều, nói tổ chức của bà đã thu thập hàng ngàn chữ ký để ngăn chặn các kế hoạch mới đây nhằm lập ra các khu sang trọng ở khu phía Ðông Manhattan. Bà nói:
“Chúng tôi đã phản đối kế hoạch này ở tất cả những nơi có thể được. Tại những buổi điều trần công cộng, vời bộ quy hoạch của chính quyền, với hội đồng thành phố. Chúng tôi cử người tham gia ở mọi cấp, không phải chỉ vài người, mà là hàng trăm người. Nhưng ông Bloomberg vẫn tiếp tục, họ hoàn toàn không quan tâm.”
Với một thị trưởng tân cử sắp đặt chân vào toà thị chính New York, một số hy vọng rằng xu hướng đối với Chinatown và các khu của tầng lớp có thu nhập thấp ở New York sẽ thay đổi.
Tân thị trưởng Bill de Blasio đã cam kết thu hẹp khoảng cách biệt giữa người giàu và người nghèo ở New York và mở rộng các khu nhà với giá phải chăng trong thành phố.