Một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Hoa Kỳ chuyên cổ xúy cho dân chủ và nhân quyền nói rằng Hungary và Ukraina đang là tiền tuyến của một xu hướng chống dân chủ tại Trung và Ðông Âu.
Trong phúc trình phổ biến hôm nay, thứ Tư, Freedom House cảnh báo rằng những diễn biến tiêu cực tại Hungary và Ukraina đang đề ra những lo ngại nghiêm trọng về sự bền vững của các nền dân chủ non trẻ của Liên hiệp châu Âu, cũng như các thành viên tương lai của tổ chức khu vực này.
Hungary là một trong 27 thành viên của Liên hiệp châu Âu trong khi Ukraina đã bày tỏ ước muốn thắt chặt các mối quan hệ hơn với các nước Tây Âu.
Phúc trình đặc biệt chỉ trích Thủ tướng Viktor Orbán của Hungary và Tổng thống Viktor Yanukovych của Ukraina. Phúc trình nói rằng hai nhà lãnh đạo này đã phá vỡ một cách có hệ thống các tiêu chuẩn kiểm soát và cân đối thiết yếu dưới các chiêu bài cải cách.
Chính phủ Hungary đã bị các thành viên Liên hiệp châu Âu và các nhóm bảo vệ nhân quyền chỉ trích về một luật truyền thông gây tranh cãi được thực thi hồi năm ngoái bị xem là giới hạn quyền tự do của truyền thông.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đã bày tỏ lo ngại trong một công văn gởi cho ông Orban hồi tháng 12 về tương lai của các định chế dân chủ tại quốc gia từng theo chế độ cộng sản này. Trong một chuyến thăm đến Hungary, bà Clinton cũng cảnh báo rằng hệ thống kiểm soát và cân đối cần phải được tăng cường.
Freedom House nói rằng Ukraina được chứng kiến một khởi đầu dân chủ ngắn ngủi sau cuộc cách mạng Cam năm 2004, nhưng kể từ đó đã gánh chịu những suy thoái nghiêm trọng trong một khoảng thời gian ngắn đáng ngại.
Trong phúc trình phổ biến hôm nay, thứ Tư, Freedom House cảnh báo rằng những diễn biến tiêu cực tại Hungary và Ukraina đang đề ra những lo ngại nghiêm trọng về sự bền vững của các nền dân chủ non trẻ của Liên hiệp châu Âu, cũng như các thành viên tương lai của tổ chức khu vực này.
Hungary là một trong 27 thành viên của Liên hiệp châu Âu trong khi Ukraina đã bày tỏ ước muốn thắt chặt các mối quan hệ hơn với các nước Tây Âu.
Phúc trình đặc biệt chỉ trích Thủ tướng Viktor Orbán của Hungary và Tổng thống Viktor Yanukovych của Ukraina. Phúc trình nói rằng hai nhà lãnh đạo này đã phá vỡ một cách có hệ thống các tiêu chuẩn kiểm soát và cân đối thiết yếu dưới các chiêu bài cải cách.
Chính phủ Hungary đã bị các thành viên Liên hiệp châu Âu và các nhóm bảo vệ nhân quyền chỉ trích về một luật truyền thông gây tranh cãi được thực thi hồi năm ngoái bị xem là giới hạn quyền tự do của truyền thông.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đã bày tỏ lo ngại trong một công văn gởi cho ông Orban hồi tháng 12 về tương lai của các định chế dân chủ tại quốc gia từng theo chế độ cộng sản này. Trong một chuyến thăm đến Hungary, bà Clinton cũng cảnh báo rằng hệ thống kiểm soát và cân đối cần phải được tăng cường.
Freedom House nói rằng Ukraina được chứng kiến một khởi đầu dân chủ ngắn ngủi sau cuộc cách mạng Cam năm 2004, nhưng kể từ đó đã gánh chịu những suy thoái nghiêm trọng trong một khoảng thời gian ngắn đáng ngại.