Đường dẫn truy cập

Facebook xin lỗi vì vụ gỡ ảnh ‘Em bé Napalm’


Bức ảnh 'Em bé Napalm' đoạt giải thưởng Pulitzer đã được nhiếp ảnh gia Nick Út chụp vào năm 1972.
Bức ảnh 'Em bé Napalm' đoạt giải thưởng Pulitzer đã được nhiếp ảnh gia Nick Út chụp vào năm 1972.

Giám đốc điều hành của Facebook đã viết thư xin lỗi Thủ tướng Na Uy Erna Solberg vì đã xóa bức ảnh nổi tiếng chụp trong Chiến tranh Việt Nam.

Trong bức thư đề ngày 10/9, bà Sheryl Sandberg viết rằng Thủ tướng Solberg đã nêu vấn đề quan trọng về việc Facebook quyết định gỡ bỏ bức ảnh mang tính biểu tượng của phóng viên gốc Việt Nick Út chụp cảnh cô bé Kim Phúc trần truồng, gào thét chạy trên đường sau một vụ tấn công bằng bom napalm trong chiến tranh Việt Nam năm 1972.

Sau sự phản đối mạnh mẽ ở Na Uy và nhiều nơi khác, hôm 9/9, tập đoàn công nghệ Mỹ đã thay đổi quyết định, cho phép bức ảnh hiển thị trên mạng xã hội của hãng.

Bà Sandberg viết trong thư rằng tầm quan trọng của lịch sử “đôi khi có sức nặng hơn tầm quan trọng của việc giữ cho các hình ảnh khỏa thân khỏi trang Facebook”.

Facebook chặn ảnh biểu tượng chiến tranh VN vì nghi ảnh khiêu dâm
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:10 0:00

Trong tuyên bố gửi cho VOA Việt Ngữ, bà Kim Phúc, cô bé trong bức ảnh chiến tranh ngày nào, nói rằng bà cảm thấy “buồn vì việc có người lại chú trọng vào hình ảnh khỏa thân trong bức ảnh lịch sử thay vì thông điệp mạnh mẽ mà nó truyền tải”.

Bà cho biết thêm rằng bà “hoàn toàn ủng hộ bức ảnh tài liệu mà ông Nick Út chụp, cho thấy sự thật về nỗi kinh hoàng của chiến tranh cũng như tác động của nó đối với các nạn nhân vô tội”.

Theo AP, Reuters, VOA

VOA Express

XS
SM
MD
LG