Đường dẫn truy cập

Du khách nên hành xử thế nào khi đến Thành phố Hồ Chí Minh?


Một du khách nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh
Một du khách nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh

Với hơn 28 triệu khác du lịch tới thành phố lớn nhất Việt Nam trong năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định cho ra những hướng dẫn cho họ cách hành xử văn minh và đúng mực khi tới trung tâm tài chính của đất nước.

Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố bộ quy tắc ứng xử dành cho du khách khi đến thành phố, theo ghi nhận của truyền thông trong nước, với mục đích “nhằm giải quyết vướng mắc của du lịch Việt với du khách nước ngoài trong thời gian qua.”

Trong 8 điều quy định trong bộ quy tắc ứng xử được in bằng 5 thứ tiếng có nhắc đến việc du khách cần tôn trọng phong tục tập quán địa phương và cư xử văn minh nơi công cộng, đặc biệt là nơi tôn nghiêm.

Theo truyền thông trong nước, tình trạng nhiều du khách nước ngoài ăn mặc quần áo ngắn hở hang đi lại trong các chùa chiền, đền thờ và di tích ở Việt Nam rất phổ biến. Và theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh Lã Quốc Khánh được báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh trích lời nói tại buổi họp báo công bố bộ quy tắc ứng xử hôm 5/1 rằng những quy định mới sẽ chỉ mang tính hướng dẫn “chứ không thể đưa ra quy định xử phạt” đối với các hành vi đó.

Đà Nẵng là một trong những thành phố đầu tiên ở Việt Nam đưa ra bộ quy tắc ứng xử cho khách du lịch. Phố cổ Hội An của tỉnh Quảng Nam cũng đang soạn thảo một bộ quy tắc tương tự sau những sự cố trong cách hành xử của khách du lịch.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Trần Chí Cường nói rằng bộ quy tắc ứng xử mà thành phố này đưa ra năm 2014 đã giúp cải thiện nhiều tình trạng này.

"Khi ban hành cái đó đến giờ cũng gần 2 năm thì thấy rằng nó cũng có những sự chuyển biến tích cực tương đối ở chỗ là nó đã tạo được các ứng xử tốt hơn."

Ngoài tiếng Việt, Anh, Hàn và Nga, bộ quy tắc ứng xử của Thành phố Hồ Chí Minh cũng được phát hành bằng tiếng Trung Quốc. Các quy tắc này được thiết kế sáng tạo dưới dạng chiếc quạt nan như một món quà dành cho khách khi đến thành phố và được phát tại sân bay Tân Sơn Nhất cũng như tại các khách sạn và công ty du lịch.

Theo báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã được hỏi về sự cần thiết phải đưa ra một bộ quy tắc ứng xử cho người Việt khi ra nước ngoài vì bộ quy tắc ứng xử dành cho khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh “gợi lên hình ảnh xấu xí của một số không nhỏ người Việt khi ra nước ngoài” và “cũng là thực trạng mà báo chí và mạng xã hội thường xuyên lên tiếng.” Ông Khánh nói “đây là việc làm cần thiết, ngành du lịch sẽ hướng đến việc này.”

Lãnh đạo ngành du lịch Đà Nẵng Trần Chí Cường cũng đồng ý với điều này bởi ông cho rằng người Việt cần biết đến sự khác biệt văn hóa ở nơi mình đến để ứng xử tốt hơn.

"Kể cả người Việt ra nước ngoài cũng như du khách đến Việt Nam thì phải có sự trao đổi hiểu lẫn nhau bằng những ứng xử như vậy mới có thể đáp ứng phù hợp được với văn hóa của nơi mình đến. Không phải ai cũng có kiến thức và biết được đến nơi đó phải ứng xử thế nào."

Theo ông Cường Hà Nội cũng đang soạn thảo để đưa ra một bộ quy tắc ứng xử cho khách du lịch và Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng có kế hoạch để đưa ra một bộ quy tắc chung như vậy cho tất cả mọi du khách tới Việt Nam. Năm 2016, Việt Nam đón khoảng 10 triệu lượt khách quốc tế trong đó Thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 5 triệu và Hà Nội chiếm khoảng 4 triệu.

Du khách nên hành xử thế nào khi đến Thành phố Hồ Chí Minh?
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:38 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG