Đường dẫn truy cập

Khoa học gia: Ðịa tầng Ấn-Úc nứt làm hai


Cư dân đi bộ dọc theo con đường trong một khu vực bị ảnh hưởng vì đất lở sau một vụ động đất tại huyện Koto Timur, Tây Sumatra
Cư dân đi bộ dọc theo con đường trong một khu vực bị ảnh hưởng vì đất lở sau một vụ động đất tại huyện Koto Timur, Tây Sumatra
Nằm ngay trên “Vành đai Lửa”, một vòng các đường phay và núi lửa trong lưu vực Thái Bình Dương, các vụ động đất xảy ra gần như hàng tuần ở Indonesia. Sau khi phân tích kỹ một trận động đất lớn xảy ra ở đảo Sumatra hồi tháng 4 năm nay, các nhà khoa học ở Hoa Kỳ nói rằng vụ động đất cho thấy tầng địa chất Ấn-Úc nay đang nứt làm hai. Từ Jakarta, thông tín viên VOA Kate Lamb gửi về bài tường thuật sau đây.

Trận động đất có cường độ 8.7 trên địa chấn kế Richter xảy ra ở đảo Sumatra của Indonesia hồi tháng 4 năm nay đã chuyển đi các đợt sóng chấn động thực sự trên khắp hoàn cầu.

Sau khi nghiên cứu kỹ trận động đất này cùng với hậu quả của nó, các nhà khoa học nói vết rạn này chưa từng xảy ra từ trước đến nay.

Ðó là sự chuyển dịch địa tầng lớn nhất đã từng được ghi nhận, theo đường chân trời thay vì đường thẳng đứng.

Các nhà địa chấn học nói vụ động đất ngày 11 tháng 4 vừa qua đã khiến ra 4 đường phay bị nứt gần như cùng một lúc.

Ông Jamie McCaughey là một nhà địa chất học thuộc Ðài quan sát Trái đất ở Singapore, một học viện chuyên nghiên cứu về động đất, núi lửa và sóng thần.

Ông nói cuộc khảo cứu mới đây trong tạp chí Nature xác nhận rằng tầng kiến tạo Ấn-Úc đang nứt làm hai.

Ông Jamie: “Bằng chứng rất rõ ràng là những gì mà các tác giả mô tả là trận động đất thực ra chỉ minh họa cho một tiến trình dài hạn và dậy cho chúng ta biết thêm về tiến trình đó, rằng đáy biển của tầng địa chất Ấn-Úc đang từ từ biến thành hai tầng tách biệt và trận động đất này cho thấy tiến trình đó đang xảy diễn.”

Theo dự trù sẽ phải mất hàng triệu thì tầng địa chất này mới tách rời hoàn toàn, nhưng cuộc khảo cứu cũng cho thấy cách thức các trận động đất có thể châm ngòi cho các trận động đất khác, nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều năm sau khi xảy ra.

Phúc trình nói có khả năng rất cao là vụ động đất tháng 4 đã được châm ngòi bởi vụ sóng thần khủng khiếp hồi tháng chạp năm 2004.

Nhưng ông McCaughey nói thay vì nhìn thấy một sự bất định về tầng địa chất, chúng ta chỉ chứng kiến một “giờ khắc đáng kể trong tiến trình địa chất dài hạn này.”

Tuy nhiên, nhiều người trên đảo Sumatra miền tây bắc Indonesia tin rằng chỉ là vấn đề thời gian trước khi xảy ra một trận động đất và sóng thần vĩ đại khác.

Nhà địa chất học Surono đứng đầu cơ quan núi lửa Indonesia nói rằng sự thường xuyên của các vụ phún xuất núi lửa đã gia tăng trong những năm vừa qua.

Ông Surono nói: “Hoạt động của tầng địa chất ở Indonesia có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các núi lửa ở Indonesia. Sau vụ động đất lớn năm 2004 ở Sumatra, sau đó tất cả các núi lửa ở Indonesia, đặc tính của các núi lửa đã thay đổi. Tỷ như vụ phún xuất núi lửa Kelud năm 2007, nó rất khác so với 100 năm trước. Và rồi vụ núi lửa Merapi hồi năm 2010, đó cũng là một vụ phún xuất rất lớn, và rất khác với các vụ phún xuất trước đây.”

Indonesia có số núi lửa cao nhất thế giới.

Hồi đầu tháng 9, cũng đã có những vụ phun lửa ở Anak Krakatau, núi lửa này là những gì còn soát lại của một vụ động đất năm 1883.

Cơ quan giảm thiểu thiên tai của Indonesia cho biết đang cố sức thực thi hệ thống cảnh báo sớm tốt hơn, và các hệ thống theo dõi và di tản.

Với sự tài trợ của nước ngoài, chính phủ cũng đang vạch bản đồ các khu có thể bị động đất trên khắp nước.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG