Đường dẫn truy cập

Dữ liệu của WHO bỏ qua việc Trung Quốc đàn áp bác sĩ cảnh báo COVID


Tưởng niệm Bác sĩ Lý Văn Lượng tại Trương đại học UCLA, California. Bác sĩ Lý từng bị chính phủ Trung Quốc khiển trách và sau đó ông qua đời vì virus corona sau khi ông cảnh báo mọi người về bệnh này cuối tháng 12 năm ngoái
Tưởng niệm Bác sĩ Lý Văn Lượng tại Trương đại học UCLA, California. Bác sĩ Lý từng bị chính phủ Trung Quốc khiển trách và sau đó ông qua đời vì virus corona sau khi ông cảnh báo mọi người về bệnh này cuối tháng 12 năm ngoái

Dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới về những cuộc tấn công vào hệ thống y tế không nhắc gì đến việc chính phủ Trung Quốc bóp nghẹt tiếng nói của các bác sĩ tìm cách báo động về virus corona—một điều mà những người chỉ trích cho là dấu hiệu mới nhất về lập trường thiên vị Trung Quốc của WHO.

Sáng kiến của WHO phản ánh các cuộc tấn công vào hệ thống y tế được thành lập để thu thập tin tức về những vụ tấn vào hệ thống y tế trên toàn cầu, cũng như cổ suý chấm dứt những cuộc tấn công như vậy và quảng bá cách thức tốt nhất để bảo vệ hệ thống y tế.

Trong khuôn khổ của sáng kiến này, theo trang mạng của tổ chức, họ thu thập dữ liệu gần như “tại thời điểm thực” qua các văn phòng của WHO ở các nước và các đối tác tại chỗ, sử dụng Hệ thống Theo dõi những cuộc Tấn công vào Hệ thống Y tế (SSA).

Chương trình này định nghĩa một cuộc tấn công là “bất cứ hành động bằng lời nói hay bạo hành thể chất hay cản trở hay đe dọa bạo động can thiệp vào việc có được hay tiếp cận và cung cấp dịch vụ y tế chữa trị hay phòng ngừa trong tình trạng khẩn cấp.”

Trong dữ liệu đó từ cuối năm 2019 tới nay, có những phúc trình về những cuộc tấn công tại các nước, bao gồm Afghanistan, Libya, Syria và Miến Điện, từ bạo động với vũ khí nặng cho tới lấy các tài sản chăm sóc y tế.

Tuy nhiên, dữ liệu này không đề cập đến việc đàn áp và làm im tiếng các bác sĩ tại Trung Quốc là những người tìm cách cảnh báo thế giới về virus corona xuất hiện tại Vũ Hán trước khi nó biến thành đại dịch lây nhiễm nhiều triệu người và gây nên tổn hại đáng kể cho kinh tế trên toàn thế giới.

Các bác sĩ này bao gồm bác sĩ Lý Văn Lượng chuyên về nhãn khoa, 34 tuổi, tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán. Ông Lý từng bị chính phủ Trung Quốc khiển trách và sau đó ông qua đời vì virus corona sau khi ông cảnh báo mọi người về bệnh này cuối tháng 12 năm ngoái.

Ông Lý nằm trong số 8 bác sĩ bị công an Trung Quốc khiển trách cuối năm ngoái vì cảnh báo trên mạng xã hội về mối đe dọa của virus corona. Chính phủ Trung Quốc sau đó lên tiếng và xin lỗi về cách đối xử với ông Lý.

Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc đóng cửa một phòng thí nghiệm của một bác sĩ tìm đựơc chu kỳ gen của virus hồi tháng 1.

WHO không trả lời yêu cầu bình luận của Fox News về tin này.

Những người chỉ trích nói rằng đây là một chỉ dấu khác cho thấy WHO thiên vị Trung Quốc.

“WHO chịu trách nhiệm bảo vệ ‘quyền y tế’ bằng cách theo dõi chặt chẽ những tấn công vào hệ thống y tế trên tòan cầu, những cuộc tấn công bao gồm cản trợ việc cung cấp y tế. Và vào năm 2020, Trung Quốc không có tên trong danh sách của WHO liệt kê 9 nước hay vùng lãnh thổ có vấn đề,” bà Anne Bayefsky, chủ tịch Tiếng nói Nhân quyền của Viện Touro về Nhân quyền và Holocaust nói với Fox News.

“Biểu tượng của hệ thống Liên hiệp quốc, đây là một biến dạng chính trị hóa không thể dung thứ được, đã gây tác hại to lớn cho hệ thống y tế toàn cầu,” bà nói, ám chỉ đến việc WHO theo dõi những cuộc tấn công vào hệ thống y tế.

Tổng thống Donald Trump đã ngưng tài trợ cho WHO trong tháng này, một phần vì WHO bị cáo buộc thân Bắc Kinh. Mỹ tố giác WHO nhượng bộ trước áp lực chính trị của Trung Quốc trong những ngày đầu của cuộc khủng hoảng, trong khi cũng ca ngợi Trung Quốc về “tính minh bạch.”

Ông Trump trong tuần này loan báo ông có ý định ngưng tài trợ vĩnh viễn cho WHO trừ phi WHO cam kết có “cải thiện toàn diện quan trọng.” Ông cũng nêu khả năng Mỹ hoàn toàn rút khỏi tổ chức này.

(Nguồn Fox News)

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG