MANILA —
Trong lúc những hoạt động cứu trợ nạn nhân bão lụt ở miền trung Philippines bắt đầu chuyển sang những hoạt động phục hồi, một số người e rằng nạn tham nhũng khét tiếng của nước này có thể làm cho các nguồn lực bị thất thoát và phương hại tới nỗ lực phục hồi dài hạn.
Những số liệu mới nhất về Siêu Bão Haiyan ở Philippines cho thấy những thách thức rất lớn mà quốc gia Đông Nam Á này đang đối mặt. 13 triệu người bị ảnh hưởng. 4 triệu người trong số đó bị thất tán, với khoảng 1 triệu ngôi nhà bị phá hủy. Hai triệu rưỡi người đang cần được trợ giúp lương thực. Và khoảng 7.000 người đã thiệt mạng hoặc mất tích.
Trước đây, Tổng thống Benigno Aquino đã ấn định chỉ tiêu “zero thương vong” trong lúc cơn bão lớn nhất trong lịch sử này sắp sửa ập vào miền trung nước ông.
Trong lúc tình trạng hỗn loạn diễn ra vài ngày sau cơn bão, chính phủ đã bị chỉ trích dữ dội. Phát ngôn viên Edward Lacierda của Tổng thống Aquino thừa nhận với đài VOA là nhiều người đã có ấn tượng là “chính phủ không làm gì cả” trong những ngày đầu. Ông nói:
"Nưóc chúng tôi là một quần đảo. Chúng tôi phải bảo đảm là mọi việc được thực hiện với một cách thức thỏa đáng. Đó là chưa kể tới sự kiện đây là một cơn bão rất lớn. Ảnh hưởng đối với thành phố Tacloban thật là to lớn và khủng khiếp."
Giờ đây, trong lúc nhiều khu vực bắt đầu xây dựng lại, Philippines và các cơ quan quốc tế nói rằng nỗ lực cứu trợ ở miền trung sẽ phải tiếp tục trong vòng 18 tháng.
Một số người lo ngại là nạn tham nhũng khét tiếng ở Philippines có thể gây thất thoát cho các nguồn lực và phương hại tới những nỗ lực phục hồi dài hạn. Nhưng Tổng thống Aquino đã đặt mục tiêu chống tham nhũng làm trọng tâm hoạt động của chính phủ ông và đang hy vọng trấn an các quốc gia và tổ chức cấp viện với sự giám sát ở cấp cao nhất.
Chỉ có ba cơ quan chính phủ xử lý toàn bộ các số tiền quyên góp và các giới chức cấp cao, trong đó có ông Lacierda, sẽ theo dõi vấn đề chi tiêu và đăng tải các hồ sơ kế toán trên mạng internet.
Kế hoạch phục hồi của chính phủ, được Ngân hàng Thế giới hậu thuẫn, sẽ được nộp cho Tổng thống Aquino vào thứ tư tới đây. Ngân hàng Thế giới cũng loan báo họ đã huy động được gần 1 tỉ đô la để hỗ trợ cho nỗ lực cứu trợ và tái thiết.
Ngân hàng Phát triển Á châu, gồm 67 nước hội viên, trụ sở chính đặt tại Manila, cũng đồng ý cung cấp một khoản cho vay khẩn cấp 500 triệu đô la cho mục tiêu tái thiết.
Trong khi Philippines chuẩn bị xây dựng lại, các chuyên gia đã bày tỏ quan tâm về việc xây dựng lại dọc theo một khu vực ven biển dễ bị thương tổn bởi bão tố và những ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu, một tình huống khó khăn mà các nước khác trong khu vực đã đối mặt sau trận sóng thần Aán Độ dương năm 2004.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Á châu, ông Stephen Groff, giải thích như sau về việc này:
"Chúng tôi sẽ phải thực hiện những hoạt động đánh giá, nhưng câu trả lời rất có thể là “không” đối với câu hỏi phải chăng một số cộng đồng sẽ phải di dời. Nếu quí vị nhìn vào những gì xảy ra ở Aceh và một số khu vực ở Đông Á trong trận sóng thần đó, quả thật là một số cộng đồng đã được di dời. Và đó là một phần của một giải pháp dài hạn hơn để giảm thiểu rủi ro."
Phát ngôn viên Lacierda cho biết Bộ Công chánh “sẽ bảo đảm là những kiến trúc nào có thể được xây, có thể xây ở những vùng nào và không cho dân chúng xây nhà tại những vùng không thích hợp.”
Philippines sau này chắc chắn cũng sẽ gặp phải những thiên tai khác nữa và những người ở đây có một nhận thức chung là điều tốt đẹp duy nhất của thảm họa Haiyan là học hỏi những bài học để giảm bớt sự tàn phá của thiên tai trong tương lai.
Những số liệu mới nhất về Siêu Bão Haiyan ở Philippines cho thấy những thách thức rất lớn mà quốc gia Đông Nam Á này đang đối mặt. 13 triệu người bị ảnh hưởng. 4 triệu người trong số đó bị thất tán, với khoảng 1 triệu ngôi nhà bị phá hủy. Hai triệu rưỡi người đang cần được trợ giúp lương thực. Và khoảng 7.000 người đã thiệt mạng hoặc mất tích.
Trước đây, Tổng thống Benigno Aquino đã ấn định chỉ tiêu “zero thương vong” trong lúc cơn bão lớn nhất trong lịch sử này sắp sửa ập vào miền trung nước ông.
Trong lúc tình trạng hỗn loạn diễn ra vài ngày sau cơn bão, chính phủ đã bị chỉ trích dữ dội. Phát ngôn viên Edward Lacierda của Tổng thống Aquino thừa nhận với đài VOA là nhiều người đã có ấn tượng là “chính phủ không làm gì cả” trong những ngày đầu. Ông nói:
"Nưóc chúng tôi là một quần đảo. Chúng tôi phải bảo đảm là mọi việc được thực hiện với một cách thức thỏa đáng. Đó là chưa kể tới sự kiện đây là một cơn bão rất lớn. Ảnh hưởng đối với thành phố Tacloban thật là to lớn và khủng khiếp."
Giờ đây, trong lúc nhiều khu vực bắt đầu xây dựng lại, Philippines và các cơ quan quốc tế nói rằng nỗ lực cứu trợ ở miền trung sẽ phải tiếp tục trong vòng 18 tháng.
Một số người lo ngại là nạn tham nhũng khét tiếng ở Philippines có thể gây thất thoát cho các nguồn lực và phương hại tới những nỗ lực phục hồi dài hạn. Nhưng Tổng thống Aquino đã đặt mục tiêu chống tham nhũng làm trọng tâm hoạt động của chính phủ ông và đang hy vọng trấn an các quốc gia và tổ chức cấp viện với sự giám sát ở cấp cao nhất.
Chỉ có ba cơ quan chính phủ xử lý toàn bộ các số tiền quyên góp và các giới chức cấp cao, trong đó có ông Lacierda, sẽ theo dõi vấn đề chi tiêu và đăng tải các hồ sơ kế toán trên mạng internet.
Kế hoạch phục hồi của chính phủ, được Ngân hàng Thế giới hậu thuẫn, sẽ được nộp cho Tổng thống Aquino vào thứ tư tới đây. Ngân hàng Thế giới cũng loan báo họ đã huy động được gần 1 tỉ đô la để hỗ trợ cho nỗ lực cứu trợ và tái thiết.
Ngân hàng Phát triển Á châu, gồm 67 nước hội viên, trụ sở chính đặt tại Manila, cũng đồng ý cung cấp một khoản cho vay khẩn cấp 500 triệu đô la cho mục tiêu tái thiết.
Trong khi Philippines chuẩn bị xây dựng lại, các chuyên gia đã bày tỏ quan tâm về việc xây dựng lại dọc theo một khu vực ven biển dễ bị thương tổn bởi bão tố và những ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu, một tình huống khó khăn mà các nước khác trong khu vực đã đối mặt sau trận sóng thần Aán Độ dương năm 2004.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Á châu, ông Stephen Groff, giải thích như sau về việc này:
"Chúng tôi sẽ phải thực hiện những hoạt động đánh giá, nhưng câu trả lời rất có thể là “không” đối với câu hỏi phải chăng một số cộng đồng sẽ phải di dời. Nếu quí vị nhìn vào những gì xảy ra ở Aceh và một số khu vực ở Đông Á trong trận sóng thần đó, quả thật là một số cộng đồng đã được di dời. Và đó là một phần của một giải pháp dài hạn hơn để giảm thiểu rủi ro."
Phát ngôn viên Lacierda cho biết Bộ Công chánh “sẽ bảo đảm là những kiến trúc nào có thể được xây, có thể xây ở những vùng nào và không cho dân chúng xây nhà tại những vùng không thích hợp.”
Philippines sau này chắc chắn cũng sẽ gặp phải những thiên tai khác nữa và những người ở đây có một nhận thức chung là điều tốt đẹp duy nhất của thảm họa Haiyan là học hỏi những bài học để giảm bớt sự tàn phá của thiên tai trong tương lai.