Một tòa án Pakistan đã truy tố cựu Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf về tội mưu sát vì có liên hệ đến vụ ám sát lãnh tụ đối lập đồng thời là cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto vào năm 2007.
Vụ truy tố ông Musharraf bởi một Tòa án tại Rawalpindi hôm thứ Ba đánh dấu lần đầu tiên một cựu Tư lệnh quân đội Pakistan bị khởi tố về hành vi tội phạm.
Ông Musharraf lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính năm 1999 và sau đó đã nắm giữ vai trò Tổng thống cho tới khi từ chức dưới áp lực đe dọa luận tội bởi các đối thủ của ông năm 2008 và đi sống lưu vong.
Các công tố viên đã cáo buộc ông tội mưu sát, âm mưu ám sát, và tạo điều kiện thuận lợi cho vụ ám sát bằng súng và bom trong cuộc tấn công giết chết bà Bhutto khi bà rời khỏi cuộc tụ họp chính trị ở Rawalpindi vào ngày 17 tháng 12 năm 2007.
Các công tố viên không xác định rõ tại sao ông Musharraf bị nghi có dính líu vào sự cố đó.
Nhà cựu lãnh đạo của Pakistan này xuất hiện trước tòa và tuyên bố vô tội, trong khi đoàn luật sư bênh vực cho ông do luật sư Afshan Adil đại diện đã bác bỏ cáo buộc vừa kể là không có thật, bịa đặt, và có động cơ chính trị.
Luật sư Afshan Adil nói rằng “trong tất cả những cáo trạng đưa ra để truy tố ông Musharraf, không có một cáo trạng nào có thể áp dụng được cho vị cựu Tổng thống.”
Ông Mark Siegel, một nhà vận động hành lang người Mỹ, người trước đây chuyên viết diễn văn cho bà Bhutto, đã cáo buộc ông Musharraf đe dọa bà qua điện thoại trước khi bà trở về Pakistan hồi tháng 10 năm 2007 sau thời gian sống lưu vong. Công ty luật Locke Lord của ông Siegel từ chối không đưa ra bình luận nào khi đài VOA hỏi về phản ứng của ông đối với bản cáo trạng này.
Tòa án đã hoãn vụ án này cho tới 27-8-2013.
Một ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc về vụ ám sát bà Bhutto đã đưa ra một phúc trình năm 2010, nói rằng chính phủ của ông Musharraf đã không “làm tròn trách nhiệm” để bảo vệ bà Bhutto sau khi bà trở về nước với sự đồng ý của ông để tranh đua trong cuộc bầu cử đó.
Ông Musharraf đã quy trách nhiệm cho các phần tử tranh đấu Taliban về vụ ám sát này và nói rằng ông đã cảnh báo bà Bhutto về những đe dọa của các phần tử chủ chiến đối với sự an toàn của bà. Một cuộc điều tra của chính phủ Pakistan năm 2012 đã kết luận rằng ông Musharraf biết trước về âm mưu ám sát này và đã ra lệnh tiêu hủy bằng chứng.
Vị cựu Tổng thống này trở về Pakistan hồi tháng 3 sau gần 4 năm tự đi sống lưu vong với toan tính phục hồi sự nghiệp chính trị của ông. Nhưng kể từ đó ông gặp phải một loạt những khó khăn về pháp lý.
Vụ truy tố ông Musharraf bởi một Tòa án tại Rawalpindi hôm thứ Ba đánh dấu lần đầu tiên một cựu Tư lệnh quân đội Pakistan bị khởi tố về hành vi tội phạm.
Ông Musharraf lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính năm 1999 và sau đó đã nắm giữ vai trò Tổng thống cho tới khi từ chức dưới áp lực đe dọa luận tội bởi các đối thủ của ông năm 2008 và đi sống lưu vong.
Các công tố viên đã cáo buộc ông tội mưu sát, âm mưu ám sát, và tạo điều kiện thuận lợi cho vụ ám sát bằng súng và bom trong cuộc tấn công giết chết bà Bhutto khi bà rời khỏi cuộc tụ họp chính trị ở Rawalpindi vào ngày 17 tháng 12 năm 2007.
Các công tố viên không xác định rõ tại sao ông Musharraf bị nghi có dính líu vào sự cố đó.
Nhà cựu lãnh đạo của Pakistan này xuất hiện trước tòa và tuyên bố vô tội, trong khi đoàn luật sư bênh vực cho ông do luật sư Afshan Adil đại diện đã bác bỏ cáo buộc vừa kể là không có thật, bịa đặt, và có động cơ chính trị.
Luật sư Afshan Adil nói rằng “trong tất cả những cáo trạng đưa ra để truy tố ông Musharraf, không có một cáo trạng nào có thể áp dụng được cho vị cựu Tổng thống.”
Ông Mark Siegel, một nhà vận động hành lang người Mỹ, người trước đây chuyên viết diễn văn cho bà Bhutto, đã cáo buộc ông Musharraf đe dọa bà qua điện thoại trước khi bà trở về Pakistan hồi tháng 10 năm 2007 sau thời gian sống lưu vong. Công ty luật Locke Lord của ông Siegel từ chối không đưa ra bình luận nào khi đài VOA hỏi về phản ứng của ông đối với bản cáo trạng này.
Tòa án đã hoãn vụ án này cho tới 27-8-2013.
Một ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc về vụ ám sát bà Bhutto đã đưa ra một phúc trình năm 2010, nói rằng chính phủ của ông Musharraf đã không “làm tròn trách nhiệm” để bảo vệ bà Bhutto sau khi bà trở về nước với sự đồng ý của ông để tranh đua trong cuộc bầu cử đó.
Ông Musharraf đã quy trách nhiệm cho các phần tử tranh đấu Taliban về vụ ám sát này và nói rằng ông đã cảnh báo bà Bhutto về những đe dọa của các phần tử chủ chiến đối với sự an toàn của bà. Một cuộc điều tra của chính phủ Pakistan năm 2012 đã kết luận rằng ông Musharraf biết trước về âm mưu ám sát này và đã ra lệnh tiêu hủy bằng chứng.
Vị cựu Tổng thống này trở về Pakistan hồi tháng 3 sau gần 4 năm tự đi sống lưu vong với toan tính phục hồi sự nghiệp chính trị của ông. Nhưng kể từ đó ông gặp phải một loạt những khó khăn về pháp lý.