ISLAMABAD —
Các lực lượng an ninh Pakistan đã phát động một cuộc truy lùng quy mô lớn tại một thành phố ở tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa ở khu vực tây-bắc Pakistan, nơi hơn 200 tù nhân đã trốn thoát sau một cuộc tấn công vào một nhà tù qua đêm do các phần tử chủ chiến thực hiện.
Trong bối cảnh bạo lực gia tăng do Taliban cầm đầu, các nhà lãnh đạo tỉnh của đảng đương quyền cảnh báo Thủ tướng Nawaz Sharif rằng Pakistan có thể thất bại trong cuộc chiến chống khủng bố, trừ phi chính phủ nhanh chóng đề ra một chính sách chống khủng bố quốc gia.
Hàng chục người bị nghi là chiến binh Taliban trang bị với bom và lựu đạn đã tham gia cuộc đột kích đêm thứ hai vào nhà tù chính của Dera Ismail Khan, một thị trấn xa xôi thuộc tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa.
Những người chứng kiến và cư dân nói rằng cuộc tấn công đã bắt đầu với một vụ nổ có sức công phá mạnh, tiếp theo đó là nhiều vụ nổ nhỏ hơn, phá hoại các đường dây điện nối kết với nhà tù, làm lung lay hầu hết các ngôi nhà trong khu phố.
Quân đội Pakistan lập tức được điều động để giúp chính quyền dân sự ở địa phương ngăn chặn những kẻ tấn công và các tù nhân trốn thoát tới khu vực bộ tộc đầy bất ổn ở kế cận tại Bắc và Nam Waziristan. Lệnh giới nghiêm đã được ban hành tại Dera Ismail Khan, và cuộc truy lùng được phát động.
Các nguồn tin quân sự nói với đài VOA rằng các "hoạt động truy lùng do cơ quan tình báo dẫn đầu đang được xúc tiến trong khi các phi cơ chiến đấu cũng được triển khai để giám sát từ trên không" trong và chung quanh thị trấn Dera Ismail Khan. Họ nói tất cả các con đường dẫn đến các khu bộ tộc lân cận, nằm dưới quyền kiểm soát của các phần tử chủ chiến, đã bị chặn.
Tuy nhiên, tính tới chiều thứ Ba – giờ địa phương, nhà chức trách Pakistan chỉ bắt lại được có 17 trong số các tù nhân vượt ngục, kể cả 5 phụ nữ. Theo nguồn tin này, thì 3 "phần tử khủng bố" đã thiệt mạng trong cuộc xung đột.
Nghị viên thành phố Mushtaq Jadoon nói với VOA rằng hơn một chục cảnh sát bị thương trong vụ chạm súng với những kẻ tấn công. Vẫn theo ông, vụ chạm súng đã giết chết 4 cảnh sát, 3 nhân viên dân sự và bốn tù nhân.
Quân nổi dậy Taliban tại Pakistan đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Nguồn tin quân sự nói gần 500 tù nhân có mặt trong nhà tù vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công táo bạo, 248 tù nhân đã tẩu thoát, trong đó có 20 người được mô tả là "phần tử khủng bố cực đoan."
Các nguồn tin tiết lộ rằng gần đây các báo cáo tình báo đã được chia sẻ với chính quyền địa phương, cảnh báo một cuộc tấn công vào nhà tù sắp sửa xảy ra. Mặc dù vậy, chỉ có khoảng hai chục nhân viên cảnh sát có mặt để bảo vệ nhà tù vào đêm thứ Hai, khi cuộc đột kích xảy ra.
Tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa đã chứng kiến bạo lực tăng vọt dưới tay thành phần chủ chiến do Taliban cầm đầu trong những tháng gần đây.
Ông Imran Khan, thủ lãnh của chính đảng cầm quyền tại khu vực này, cho biết các cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ tấn công nhà tù, có nguy cơ gia tăng, trừ phi chính quyền trung ương đưa ra một chính sách quốc gia chống chủ nghĩa cực đoan.
Phát biểu với đài VOA, ông Khan yêu cầu Thủ tướng Nawaz Sharif thực hiện cam kết của ông, và tức thời đưa ra một chính sách an ninh quốc gia.
Ông Khan nói: "Ảnh hưởng của Taliban ngày càng tăng bởi vì chủ nghĩa cực đoan đang phát triển và không có chính sách hợp lý để đối phó với các hình thức khủng bố khác nhau. Trừ phi một chính sách được đề ra ở cấp quốc gia, và chúng ta có một cơ quan tương tự như Cơ quan An ninh Nội địa ở Hoa Kỳ, nơi các cơ quan tình báo chia sẻ thông tin với nhau, đưa đến một chính sách hợp lý áp dụng trên toàn quốc với sự tham gia của tất cả các bên có lợi ích, trừ phi điều đó xảy ra, chúng ta sẽ thất bại trong cuộc chiến chống khủng bố. "
Tuy nhiên, Bộ trưởng Liên bang Ahsan Iqbal bác bỏ lời chỉ trích cho rằng chính quyền của Thủ tướng Sharif không nỗ lực đối đầu với các phần tử chủ chiến.
"Chúng tôi đang cố gắng đối phó với tình hình. Thủ tướng đã đạt được sự đồng thuận với các cơ quan an ninh. Bây giờ chúng tôi đang tìm cách đạt đồng thuận với các đảng phái chính trị. Nay mai, Thủ tướng Sharif sẽ họp với tất cả các chính đảng. Chúng tôi muốn có một chiến lược an ninh quốc gia, để chúng ta có thể giải quyết vấn đề này với quyết tâm lớn nhất của cả nước. "
Tuần trước, các phần tử cực đoan Taliban đã giết gần 60 người, đa số là người Hồi giáo Shia, trong hai vụ đánh bom riêng rẽ tại các huyện bộ tộc Kurrum ở tây bắc Pakistan. Bạo lực xảy ra chỉ vài ngày sau một cuộc tấn công bằng súng và bom – theo kiểu biệt kích, đánh vào bản doanh khu vực của cơ quan tình báo quốc gia, ISI, là cơ quan chỉ đạo cuộc chiến tranh chống khủng bố của Pakistan.
Vụ tấn công vào thị trấn Sukkur, thường vẫn yên tĩnh ở phía nam Pakistan, đã giết chết chín người, trong đó có bốn nhân viên ISI.
Từ khi Pakistan tham gia cuộc chiến tranh chống khủng bố do Hoa Kỳ lãnh đạo cách đây 12 năm, các chính phủ kế tiếp tại Islamabad bị chỉ trích vì đã không đề ra một chính sách rõ rệt để đối phó với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Mặc dù hàng ngàn người Pakistan đã thiệt mạng trong các chiến dịch chống các thành phần chủ chiến, giới chỉ trích nói rằng một cuộc tranh luận kéo dài giữa các nhà lãnh đạo chính trị về liệu có nên sử dụng toàn bộ lực lượng quân sự chống các nhóm chủ chiến, hay kêu gọi sự tham gia họ trong các cuộc đàm phán hòa bình để chấm dứt bạo lực, chỉ có tác dụng làm cho các lực lượng cực đoan trong nước trở nên táo bạo hơn.
Trong bối cảnh bạo lực gia tăng do Taliban cầm đầu, các nhà lãnh đạo tỉnh của đảng đương quyền cảnh báo Thủ tướng Nawaz Sharif rằng Pakistan có thể thất bại trong cuộc chiến chống khủng bố, trừ phi chính phủ nhanh chóng đề ra một chính sách chống khủng bố quốc gia.
Hàng chục người bị nghi là chiến binh Taliban trang bị với bom và lựu đạn đã tham gia cuộc đột kích đêm thứ hai vào nhà tù chính của Dera Ismail Khan, một thị trấn xa xôi thuộc tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa.
Những người chứng kiến và cư dân nói rằng cuộc tấn công đã bắt đầu với một vụ nổ có sức công phá mạnh, tiếp theo đó là nhiều vụ nổ nhỏ hơn, phá hoại các đường dây điện nối kết với nhà tù, làm lung lay hầu hết các ngôi nhà trong khu phố.
Quân đội Pakistan lập tức được điều động để giúp chính quyền dân sự ở địa phương ngăn chặn những kẻ tấn công và các tù nhân trốn thoát tới khu vực bộ tộc đầy bất ổn ở kế cận tại Bắc và Nam Waziristan. Lệnh giới nghiêm đã được ban hành tại Dera Ismail Khan, và cuộc truy lùng được phát động.
Các nguồn tin quân sự nói với đài VOA rằng các "hoạt động truy lùng do cơ quan tình báo dẫn đầu đang được xúc tiến trong khi các phi cơ chiến đấu cũng được triển khai để giám sát từ trên không" trong và chung quanh thị trấn Dera Ismail Khan. Họ nói tất cả các con đường dẫn đến các khu bộ tộc lân cận, nằm dưới quyền kiểm soát của các phần tử chủ chiến, đã bị chặn.
Tuy nhiên, tính tới chiều thứ Ba – giờ địa phương, nhà chức trách Pakistan chỉ bắt lại được có 17 trong số các tù nhân vượt ngục, kể cả 5 phụ nữ. Theo nguồn tin này, thì 3 "phần tử khủng bố" đã thiệt mạng trong cuộc xung đột.
Nghị viên thành phố Mushtaq Jadoon nói với VOA rằng hơn một chục cảnh sát bị thương trong vụ chạm súng với những kẻ tấn công. Vẫn theo ông, vụ chạm súng đã giết chết 4 cảnh sát, 3 nhân viên dân sự và bốn tù nhân.
Quân nổi dậy Taliban tại Pakistan đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Nguồn tin quân sự nói gần 500 tù nhân có mặt trong nhà tù vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công táo bạo, 248 tù nhân đã tẩu thoát, trong đó có 20 người được mô tả là "phần tử khủng bố cực đoan."
Các nguồn tin tiết lộ rằng gần đây các báo cáo tình báo đã được chia sẻ với chính quyền địa phương, cảnh báo một cuộc tấn công vào nhà tù sắp sửa xảy ra. Mặc dù vậy, chỉ có khoảng hai chục nhân viên cảnh sát có mặt để bảo vệ nhà tù vào đêm thứ Hai, khi cuộc đột kích xảy ra.
Tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa đã chứng kiến bạo lực tăng vọt dưới tay thành phần chủ chiến do Taliban cầm đầu trong những tháng gần đây.
Ông Imran Khan, thủ lãnh của chính đảng cầm quyền tại khu vực này, cho biết các cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ tấn công nhà tù, có nguy cơ gia tăng, trừ phi chính quyền trung ương đưa ra một chính sách quốc gia chống chủ nghĩa cực đoan.
Phát biểu với đài VOA, ông Khan yêu cầu Thủ tướng Nawaz Sharif thực hiện cam kết của ông, và tức thời đưa ra một chính sách an ninh quốc gia.
Ông Khan nói: "Ảnh hưởng của Taliban ngày càng tăng bởi vì chủ nghĩa cực đoan đang phát triển và không có chính sách hợp lý để đối phó với các hình thức khủng bố khác nhau. Trừ phi một chính sách được đề ra ở cấp quốc gia, và chúng ta có một cơ quan tương tự như Cơ quan An ninh Nội địa ở Hoa Kỳ, nơi các cơ quan tình báo chia sẻ thông tin với nhau, đưa đến một chính sách hợp lý áp dụng trên toàn quốc với sự tham gia của tất cả các bên có lợi ích, trừ phi điều đó xảy ra, chúng ta sẽ thất bại trong cuộc chiến chống khủng bố. "
Tuy nhiên, Bộ trưởng Liên bang Ahsan Iqbal bác bỏ lời chỉ trích cho rằng chính quyền của Thủ tướng Sharif không nỗ lực đối đầu với các phần tử chủ chiến.
"Chúng tôi đang cố gắng đối phó với tình hình. Thủ tướng đã đạt được sự đồng thuận với các cơ quan an ninh. Bây giờ chúng tôi đang tìm cách đạt đồng thuận với các đảng phái chính trị. Nay mai, Thủ tướng Sharif sẽ họp với tất cả các chính đảng. Chúng tôi muốn có một chiến lược an ninh quốc gia, để chúng ta có thể giải quyết vấn đề này với quyết tâm lớn nhất của cả nước. "
Tuần trước, các phần tử cực đoan Taliban đã giết gần 60 người, đa số là người Hồi giáo Shia, trong hai vụ đánh bom riêng rẽ tại các huyện bộ tộc Kurrum ở tây bắc Pakistan. Bạo lực xảy ra chỉ vài ngày sau một cuộc tấn công bằng súng và bom – theo kiểu biệt kích, đánh vào bản doanh khu vực của cơ quan tình báo quốc gia, ISI, là cơ quan chỉ đạo cuộc chiến tranh chống khủng bố của Pakistan.
Vụ tấn công vào thị trấn Sukkur, thường vẫn yên tĩnh ở phía nam Pakistan, đã giết chết chín người, trong đó có bốn nhân viên ISI.
Từ khi Pakistan tham gia cuộc chiến tranh chống khủng bố do Hoa Kỳ lãnh đạo cách đây 12 năm, các chính phủ kế tiếp tại Islamabad bị chỉ trích vì đã không đề ra một chính sách rõ rệt để đối phó với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Mặc dù hàng ngàn người Pakistan đã thiệt mạng trong các chiến dịch chống các thành phần chủ chiến, giới chỉ trích nói rằng một cuộc tranh luận kéo dài giữa các nhà lãnh đạo chính trị về liệu có nên sử dụng toàn bộ lực lượng quân sự chống các nhóm chủ chiến, hay kêu gọi sự tham gia họ trong các cuộc đàm phán hòa bình để chấm dứt bạo lực, chỉ có tác dụng làm cho các lực lượng cực đoan trong nước trở nên táo bạo hơn.