Đường dẫn truy cập

Cuba tiêm ngừa COVID cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên


Một phụ nữ chuẩn bị được tiêm vaccine COVID-19 Abdala của Cuba tại Havana, Cuba.
Một phụ nữ chuẩn bị được tiêm vaccine COVID-19 Abdala của Cuba tại Havana, Cuba.

Cuba bắt đầu tiêm chủng COVID cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên bằng vaccine chế tạo nội địa mà chưa được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận, nước này loan báo ngày 6/9.

Mục tiêu của chiến dịch này là tiêm chủng cho ít nhất 90% dân số, truyền thông nhà nước nói. Khoảng phân nửa dân số Cuba đã được tiêm một liều vaccine, và khoảng một phần ba đã nhận được hai liều, theo dữ liệu chính phủ.

Trong bảy ngày qua, trung bình mỗi ngày Cuba ghi nhận khoảng 7.000 ca nhiễm mới, theo Trung tâm Nguồn lực virus corona Đại học Johns Hopkins.

Với dân số hơn 11 triệu người, Cuba thuộc các nước có tỉ lệ nhiễm COVID cao nhất thế giới.

Cuba nóng lòng đưa trẻ em trở lại học đường. Đa số các hộ gia đình Cuba không có internet. Khi trường học đóng cửa từ tháng 3 năm ngoái tới nay, trẻ em học tập chủ yếu qua các chương trình trên truyền hình.

Đảo quốc này cũng mong muốn sớm khởi động lại ngành du lịch. Trong năm 2019, Cuba thu về khoảng 4,1 tỉ đô la từ ngành du lịch tức khỏang 10% GDP, theo AP.

Cuba sản xuất hai vaccine ngừa COVID. Trẻ em từ 2 đến 18 tuổi sẽ được chích vaccine Soberana-2. Người lớn được tiêm vaccine Abdala. Cả hai vaccine được giới thẩm quyền thuốc men nội địa chấp thuận nhưng chưa được các đồng nghiệp quốc tế phối kiểm.

Các nước khác, trong đó có Trung Quốc, Venezuela và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, loan báo sẽ tiêm chủng cho trẻ em nhỏ tuổi, nhưng Cuba là nước đầu tiên làm như vậy.

Mất cảnh giác sẽ chết người

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 6/9 cảnh báo cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 còn lâu mới chấm dứt.

“Kinh nghiệm từ đại dịch cho thấy, không một nước nào có thể lơ là mất cảnh giác. Sự thiếu cảnh giác có thể nguy hiểm như chính con virus này. Chúng ta phải tiếp tục cảnh giác,” ông Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu với một hội nghị khu vực Đông Nam Á của WHO tại Nepal từ Rome.

Người đứng đầu WHO nói một số khuyến nghị nhằm cung cấp đáp ứng tốt hơn để chống đại dịch. Tuy nhiên, bước hiệu nghiệm nhất và là điều mà ông nói có thể tạo ra “sự khác biệt lớn nhất” trong tương lai là tìm giải pháp bình đẳng cho tất cả các nước: “một hiệp ước hay một thỏa thuận về sự chuẩn bị và đáp ứng với đại dịch mang đến một nền tảng cần thiết nhất để hợp tác toàn cầu, thành lập những quy luật để đáp ứng mạch lạc hơn, phối hợp hơn với các dịch bệnh và đại dịch trong tương lai.”

“Tôi không cần nói, việc phân phối vaccine thật sự không công bằng,” ông nói. “Chúng ta tất cả đều thất vọng vì bất công.”

Ông Tedros mới đây đã yêu cầu các nước ưu tiên phân phối vaccine cho những nước mới chỉ có từ 1% đến 2% dân số được tiêm chủng.

WHO kêu gọi hoãn tiêm tăng cường

Tổng giám đốc WHO hoài nghi về tính hiệu nghiệm của liều vaccine thứ ba.

“Chúng ta không bao giờ được để cho đại dịch tới mức độ này,” ông nói thêm. “Chúng ta không bao giờ được để cho bất công tới mức này.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG