Một công điện của cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ Eric Edelman, cáo buộc Thủ tướng Recept Tayyip Erdogan có đến 8 tài khoản trong Ngân hàng Thụy Sỹ đã gây phẫn nộ. Lên tiếng với những người ủng hộ ông, Thủ tướng Erdogan không thể kềm được cơn giận dữ.
Ông nói những ai lăng mạ ông và những người ủng hộ ông sẽ bị thiệt hại nặng vì những lời lẽ đó, sẽ bị dứt điểm và sẽ tiêu tan sự nghiệp.
Thủ tướng Thổ còn tiếp tục đưa ra thêm những lời đe dọa.
Ông nói các thân hữu của ông đang có kế hạch nhắm vào những nhà ngoại giao này hiểu theo nghĩa luật lệ quốc gia và luật pháp quốc tế. Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận những vấn đề này với chính quyền Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã đưa ra lời xin lỗi, nhưng không đủ. Chính phủ Hoa Kỳ cần phải có tất cả những biện pháp cần thiết để trừng phạt những nhà ngoại giao này.
Ông còn đề nghị đến cả chuyện từ chức Thủ tướng và đại biểu trong quốc hội nếu như những lời gán ghép đó có thể chứng minh là đúng sự thực.
Lãnh tụ đảng đối lập Kemal Kilocdaroglu đã nổi tiếng nhờ phanh phui nhiều vụ tham nhũng trong chính phủ. Kể từ khi lên lãnh đạo đảng, ông vẫn chú tâm theo dõi ông Erdogan và giờ đây ông tin là giây phút của sự thực đã đến với Thủ tướng Erdogan.
Ông nói mọi người đang chờ cho thủ tướng đệ đơn kiện Hoa Kỳ và đem những lỡi lẽ cáo buộc của nhà ngoại giao Hoa Kỳ đó ra bối cảnh chính trị quốc tế.
Giới phân tích cho biết Kilocdaroglu tin rằng ông đã dồn thủ tướng đến chân tường vì ông Ergogan, cùng với đảng của ông, đã bị sa lầy trong những cáo buộc về tham nhũng, và những cáo buộc trong những điện văn của Hoa Kỳ đã hâm nóng trở lại những lời tố cáo này để báo chí đưa lên làm tin hàng đầu.
Cây bút chuyên về chính trị Murat Yetkin nói rằng tình trạng sẽ còn tệ hại hơn cho chính phủ Thổ.
Ông cho biết: "Nếu như có thêm những lời tố cáo tham nhũng nhắm vào chính phủ Thổ bị WikiLeaks đưa ra thì chính phủ này có thể bị đặt vào vị thế rất khó khăn. Và chính phủ này rất nhạy cảm trong vấn đề này và tìm cách chuyển hướng chú ý của dư luận từ những tố cáo tham nhũng sang vấn đề ngoại giao."
Nhưng một số giới chức trong chính phủ lại nghĩ khác trong vấn đề bị WikiLeaks tiết lộ. Phát ngôn viên chính phủ Huseyin Celick cho rằng đây có thể là một âm mưu của Israel nhắm vào chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul cũng có chung sự ngờ vực đó. Ông nói Israel đang được hưởng lợi từ những vụ tiết lộ này.
Trên đường phố Istanbul, một số người không tin là những lời cáo buộc đó đúng sự thực.
Một số nói rằng họ không thấy các tài khoản đó và cũng không thấy có tài liệu nào nói về nó, nên cũng không thể nói là có mà cũng không thể nghĩ là hoàn toàn không đúng.
Có người thì cho rằng Thủ tướng Erdogan rất giàu nhưng không tin là ông có một tài khoản ở ngân hàng Thụy Sỹ.
Cũng có người cho rằng các nhà ngoại giao Mỹ phải làm công việc của họ, họ nghe những lời ngồi lê đôi mách và họ phải báo cáo để làm công việc của họ, thế thôi. Họ tin là một số câu chuện là đúng sự thực, kể cả vụ các tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên họ đoán rằng nếu như thủ tướng của họ có mở tài khoản ở Thụy Sỹ đi chăng nữa thì cũng không phải dưới tên của ông, mà là nhờ thân nhân đứng tên.
Với cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra trong vòng chưa đầy một năm nữa, các nhà phân tích thời cuộc cho rằng những điện vặn ngoại giao bị WikiLeaks tiết lộ đã làm cho thủ tướng rất lo ngại. Nhưng họ cũng cảnh báo rằng sẽ có thêm hàng ngàn điện văn ngoại giao nữa, theo dự kiến, sắp bị tiết lộ trong các tuần lễ và những tháng sắp tới, nên bây giờ là lúc chính phủ của Thủ tướng Erdogan lúc này đang đứng ngồi không yên.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đang dọa sẽ kiện những điện văn ngoại giao bị tiết lộ mới đây trên trang web của WikiLeaks.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1