Đường dẫn truy cập

Công an 'quấy rối' lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới


Hàng chục người tụ tập trước tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội để tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc 38 năm trước, ngày 17 tháng 2, 2017.
Hàng chục người tụ tập trước tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội để tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc 38 năm trước, ngày 17 tháng 2, 2017.

Hơn 100 người đã đến dự lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc năm 1979 dưới chân tượng tài Lý Thái Tổ ở Hà Nội mặc dù bị đã bị công an quấy rối.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, lễ tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt-Trung đã không diễn ra vì bị chính quyền đàn áp.

Theo nguồn tin của VOA, một số nhà hoạt động dân chủ bị ngăn cản, không được dự lễ kỷ niệm 38 năm ngày bùng nổ cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc, trong khi ở Hà Nội chính quyền cũng đã tìm cách “phá đám” buổi lễ này, theo lời các nhà hoạt động.

"Hôm nay bà con đến rất là đông và họ đã làm được việc tưởng niệm. (Nhưng) trong lúc diễn ra tưởng niệm thì phía nhà cầm quyền Hà Nội đã cho công an an ninh vào quấy nhiễu ví dụ như họ cầm loa, phát loa ầm ĩ phá tan bầu không khí trang nghiêm thành kính của mọi người. Thành phần tham gia đông, hơn 100 người ở Hà Nội, nhưng ở trong Sài Gòn thị bí phá rối nhiều hơn, bị bắt bớ cũng nhiều và không tiến hành được cái việc như mong muốn."

Anh Nguyễn Chí Tuyến, một trong những người tích cực tham gia các hoạt động đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, cho biết anh tham gia lễ tưởng niệm này năm ngoái nhưng năm nay, anh bị ngăn cản tham gia sự kiện hôm 17/2. Theo anh Tuyến “một số anh em và bà con bị bắt”.

Nhà báo Phạm Chí Dũng nói với VOA Việt Ngữ:

"Có một số gương mặt tiêu biểu của người dấu tranh hoạt động dân chủ nhân quyền bị ngăn chặn ở nhà nhưng vẫn có 1 số đến được. Khoảng 100 người dân dự được tại tượng đài Lý Thái Tổ. Nhưng ở Sài Gòn thì không có chuyện đó. Ở Sài Gòn thì tất cả bị ngăn chặn và không ai tới được tượng đài Lý Thường Kiệt ở Quận 1. Trong khi đó mới chỉ cách đây chưa đầy một tháng thì cuộc tưởng niệm mất Hoàng Sa và 74 quân nhân Việt Nam cộng hòa thì ở Sài Gòn lại tổ chức được 1 chút còn ở Hà Nội lại tổ chức được tương đối thoải mái hơn."

Hãng tin AP của Mỹ tường thuật về những hành động phá rối của chính quyền tại lễ tưởng niệm ở tượng đài vua Lý Thái Tổ, nói rằng mặc dù truyền thông trong nước đưa nhiều tin hơn về cuộc chiến tranh biên giới so với trước đây nhưng không có buổi lễ tưởng niệm chính thức nào do nhà nước tổ chức trong ngày 17 tháng 2.

Nhận xét về điều này, chủ tịch hội Nhà Báo Độc Lập Phạm Chí Dũng nói.

"Năm trước thì ví dụ như đài truyền hình Việt Nam không gọi rõ là quân xâm lược Trung Quốc còn năm nay thì gọi rõ là quân xâm lược Trung Quốc. Nhưng có một cái điểm mâu thuẫn là một mặt thì báo chí nhà nước được thông tin như vậy nhưng những người dân bình thường muốn tưởng niệm và kỷ niệm cuộc chiến biên giới và những người đã hy sinh thì bị ngăn chặn rất quyết liệt đặc biệt ở Sài Gòn. Đó là một thái độ rất là vô trách nhiệm đối với dân tộc và đối với tổ quốc."

Về sự khác biệt trong vụ trấn áp sự kiện này và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo Phạm Chí Dũng nói có lẽ công an Hà Nội tỏ ra mềm mỏng hơn một phần vì Hà Nội là thủ đô và là một trung tâm ngoại giao. Theo nhà báo này “việc trấn áp đối với giới hoạt động dân chủ nhân quyền tại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã nhẹ đi từ khi thay giám đốc công an Hà Nội.”

"Giám đốc công an Hà Nội vào thời điểm thay, ông này là trợ lý của ông Trần Đại Quang thời ông Trần Đại Quang còn là bộ trưởng công an và sau đó ông là chủ tịch nước thì đưa ông Khương làm giám đốc công an Hà Nội. Tôi nghĩ vai trò chủ tịch nước quan trọng hơn bộ công an ở chỗ là cần phải đối ngoại nhiều và có lẽ là ông Khương không muốn làm mất mặt chủ tịch nước cho nên vai trò của công an Hà Nội sẽ đỡ hơn trong việc trấn át đối với giới bất đồng đặc biệt liên quan đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Nhưng ở Sài Gòn thì không phải thế và tôi không biết giám đốc công an thành phố Hồ Chí Minh là người của ai."

Cho tới cách đây một vài năm, chiến tranh biên giới chống Trung Quốc không được truyền thông nhà nước Việt Nam nhắc tới giữa lúc thông tin về cuộc chiến này lan truyền trên mạng xã hội.

Cách đây vài năm, dân bắt đầu tổ chức các buổi lễ ở những nơi công cộng để tưởng nhớ những người đã hy sinh trong cuộc chiến nhưng các sự kiện này đều bị theo dõi và đàn áp.

Bất chấp bị đàn áp, người dân sẽ tiếp tục tổ chức lễ tưởng niệm trong tương lai, theo nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến:

"Việc tưởng niệm những người đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc của mình thì trong văn hóa người Việt nó cần phải tiến hành và cái hành động đó không phải là khơi gợi lại hận thù hay kích động bạo lực hay kích động chiến tranh nhưng mà chúng ta phải hiểu những người trong cuộc chiến chống lại phía Trung Quốc xâm lược đó thì họ bị lãng quên so với những cuộc chiến khác mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng – bị lãng quên trong sách vở, lãng quên trong cuộc sống hàng ngày."

Trong sách giáo khoa Việt Nam, chiến tranh 17 ngày đêm đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn binh sĩ và thường dân, chỉ được nhắc đến trong vỏn vẹn 11 dòng, theo ghi nhận của VnExpress.

Hãng tin AP tường thuật rằng Trung Quốc triển khai hàng trăm nghìn quân sang biên giới Việt-Trung trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, với mục đích “cho Việt Nam một bài học” vì đã đánh đuổi chế độ Khmer đỏ ở Campuchia.

Công an 'quấy rối' lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:20 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG