Đường dẫn truy cập

Cơn bĩ cực của người nghèo giữa đại dịch Covid


ATM gạo tại Nhà Văn hóa - Thể thao phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Photo Baotintuc
ATM gạo tại Nhà Văn hóa - Thể thao phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Photo Baotintuc

Sau khi mở cửa trở lại từ cuối tháng Tư tới nay, Việt Nam nói không có thêm ca COVID nào lây nhiễm ở nội địa, các ca dương tính xuất hiện đều là người từ nước ngoài trở về và được cách ly điều trị. Người dân đã có thể tự do đi lại, sinh hoạt, thậm chí không còn cần phải mang khẩu trang nơi công cộng như trước kia. Học sinh được quay trở lại trường học. Nhiều gia đình bắt đầu đổ xô đi tắm biển và tới với các điểm du lịch để giải toả những gò bó trong thời gian giãn cách xã hội trước kia.

Tuy vậy, cuộc sống của những gia đình nghèo, chỉ nói riêng tại các thành thị, vẫn còn lặn ngụp trong cơn bĩ cực. Sau hơn 2 tháng mở cửa trở lại và 3 tháng kể từ khi công bố gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng dành cho những người nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhiều gia đình đến nay vẫn chưa được nhận bất kỳ một đồng nào từ gói hỗ trợ này.

Chị Đỗ Thị Liên, một hộ nghèo có chồng mất sức lao động, con trai tật nguyền tại phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội, cho biết gia đình chị sau nhiều lần xét duyệt cuối cùng được lọt vào danh sách cùng 14 gia đình trong phường đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng cho ba tháng Tư, Năm, Sáu. Tuy nhiên tới nay, chưa ai trong danh sách nhận được bất kỳ thông tin nào về khoản cứu trợ đó.

“Thật ra chị đã thấy thông báo gì đâu, mà cả 14 hộ nằm trong danh sách nhận trợ cấp cũng chưa thấy nói năng gì cả. Hỏi tổ trưởng thì người ta nói đã đưa danh sách lên rồi, khi nào có tiền thì người ta sẽ gọi. Nhưng phường lại phải chờ quận..mà giờ quận chưa giải quyết xong thì phường người ta làm gì có cái gì, cho nên hiện vẫn im lìm lắm.”

Nhưng phường lại phải chờ quận..mà giờ quận chưa giải quyết xong thì phường người ta làm gì có cái gì, cho nên hiện vẫn im lìm lắm.”



Theo chị Liên, số tiền hỗ trợ 3 triệu cho 3 tháng thực chất cũng chỉ trả được hơn một tháng tiền điện trong hoàn cảnh hoá đơn tiền điện tăng vọt trong tháng qua. Suốt gần 3 tháng vừa qua, kể từ sau khi mở cửa trở lại, việc kinh doanh của chị chỉ được khoảng 2 triệu đồng/tháng vì khách giảm hơn phân nửa. Thu nhập này chỉ đủ trang trải tiền học cho cậu con trai lớn. Toàn bộ đồ ăn thức uống hàng ngày đều phải nhờ cậy ông bà ngoại ở quê gửi cho.

“Mở cửa trở lại, quay lại đi học lại phải lo đến chuyện tiền học nữa. Thực sự là phải co kéo lắm đấy em ạ. Cái tiền hỗ trợ đáng lý ra phải cho người ta đúng lúc người ta đói khát, đúng lúc mới mở cửa trở lại để người ta chi tiêu. Chứ đằng này mãi đến tận bây giờ đã nhìn thấy một đồng nào đâu,” chị ca thán.

Cái tiền hỗ trợ đáng lý ra phải cho người ta đúng lúc người ta đói khát, đúng lúc mới mở cửa trở lại để người ta chi tiêu. Chứ đằng này mãi đến tận bây giờ đã nhìn thấy một đồng nào đâu.”




Nhưng điều khiến chị Liên lo lắng hơn nữa là giai đoạn khó khăn này sẽ còn kéo dài. Chị cho biết hiện trên con phố gia đình chị sinh sống, phần lớn các cửa hàng đã treo biển nhượng lại mặt bằng, đóng cửa, giảm giá vì không có khách. Có những cửa tiệm giảm giá tới 70% mà vẫn không có khách ghé qua. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn khiến cho mọi người đều phải tiết kiệm chi tiêu. Thực tế này kéo theo những hệ quả như thất nghiệp nhiều, trộm cắp gia tăng mà gia đình chị vừa trở thành nạn nhân. Cả gia đình có chiếc xe đạp của cậu con trai cả là giá trị nhất, vốn là quà tặng của ông bà cho thành tích học sinh giỏi năm học vừa qua, đã bị kẻ gian lấy mất.

“Chiều hôm đấy Vắn (cậu con trai lớn) đi học về thấy cửa ngõ mở toang, đèn bật sáng choang, còn cái xe đạp của Vắn đã bị bọn nó nhẩy đi từ lúc nào,” chị buồn rầu kể lại.

Chị Liên cho biết tới giờ chị không còn trông mong tới khoản hỗ trợ đó nữa mà chỉ mong sao co kéo đủ để gia đình vượt qua giai đoạn này giữa những khó khăn chồng chất vì dịch bệnh.

VOA Express

XS
SM
MD
LG