Một cố vấn cao cấp của chính phủ Campuchia về kỹ thuật thông tin nói rằng bản dự thảo luật về tội phạm vi tính là không cần thiết và có thể dẫn tới những cuộc biểu tình và xáo trộn nếu được thông qua như văn bản hiện nay.
Ông Phu Leewood nói rằng bộ luật hình sự hiện nay có thể được sử dụng để truy tố những người phạm luật, như vậy một đạo luật riêng rẽ là không cần thiết.
Ông nói thêm rằng Bộ Bưu chính Viễn thông, là cơ quan soạn thảo dự luật này cần có một giai đoạn góp ý của công chúng, và tham khảo với các tổ chức dân sự. Ông nói:
“Nếu không có một tiến trình như vậy, thì có nghĩa là tiếng nói của nhân dân Campuchia không được biết tới. Nếu một dự luật như vậy được thông qua, thì sẽ có phản ứng mạnh từ phía công chúng, vì họ đã không được can dự vào.”
Ông nói thêm rằng dự luật này được soạn thảo bởi những người thiếu kiến thức về kỹ thuật, và không tham khảo ý kiến với các chuyên gia pháp lý, các thẩm phán, hay các công tố viên.
Không tiếp xúc được với các giới chức chính phủ để hỏi ý kiến về dự thảo luật, đã được công bố trên mạng hồi tuần trước bởi Trung tâm Nhân quyền Campuchia. Ông Chak Sopheap, giám đốc điều hành Trung tâm này nói rằng dự luật vừa kể nếu được thông qua với văn bản hiện nay thì sẽ nguy hiểm cho tự do ngôn luận.
Những người chỉ trích nói rằng bản dự thảo luật được công bố hồi tuần trước này, có ngôn từ mơ hồ có thể bị giới hữu trách lạm dụng và dẫn tới việc ngăn chặn các quyền tự do trên mạng.
Ông Phu Leewood nói rằng bộ luật hình sự hiện nay có thể được sử dụng để truy tố những người phạm luật, như vậy một đạo luật riêng rẽ là không cần thiết.
Ông nói thêm rằng Bộ Bưu chính Viễn thông, là cơ quan soạn thảo dự luật này cần có một giai đoạn góp ý của công chúng, và tham khảo với các tổ chức dân sự. Ông nói:
“Nếu không có một tiến trình như vậy, thì có nghĩa là tiếng nói của nhân dân Campuchia không được biết tới. Nếu một dự luật như vậy được thông qua, thì sẽ có phản ứng mạnh từ phía công chúng, vì họ đã không được can dự vào.”
Ông nói thêm rằng dự luật này được soạn thảo bởi những người thiếu kiến thức về kỹ thuật, và không tham khảo ý kiến với các chuyên gia pháp lý, các thẩm phán, hay các công tố viên.
Không tiếp xúc được với các giới chức chính phủ để hỏi ý kiến về dự thảo luật, đã được công bố trên mạng hồi tuần trước bởi Trung tâm Nhân quyền Campuchia. Ông Chak Sopheap, giám đốc điều hành Trung tâm này nói rằng dự luật vừa kể nếu được thông qua với văn bản hiện nay thì sẽ nguy hiểm cho tự do ngôn luận.
Những người chỉ trích nói rằng bản dự thảo luật được công bố hồi tuần trước này, có ngôn từ mơ hồ có thể bị giới hữu trách lạm dụng và dẫn tới việc ngăn chặn các quyền tự do trên mạng.