Đường dẫn truy cập

Đạt được thỏa thuận tại Hội nghị LHQ về khí hậu biến đổi


Theo thỏa thuận đạt được hôm nay, các nước công nghiệp sẽ phải tuân thủ Nghị định thư Kyoto năm 1997 thêm ít nhất là 5 năm nữa sau khi nghị định này hết hạn vào năm sau
Theo thỏa thuận đạt được hôm nay, các nước công nghiệp sẽ phải tuân thủ Nghị định thư Kyoto năm 1997 thêm ít nhất là 5 năm nữa sau khi nghị định này hết hạn vào năm sau

Đại biểu từ 194 nước tham dự hội nghị Liên hiệp quốc bàn về khí hậu tại Nam Phi đồng ý thương lượng về một hiệp ước mang tính cưỡng hành pháp lý buộc các nước phải có hành động nhằm giảm nhịp độ biến đổi khí hậu.

Theo thỏa thuận đạt được hôm nay, các nước công nghiệp sẽ phải tuân thủ Nghị định thư Kyoto năm 1997 thêm ít nhất là 5 năm nữa sau khi nghị định này hết hạn vào năm sau.

Về mặt pháp lý, văn kiện này đòi hỏi các quốc gia vừa kể phải đạt được các mục tiêu về khí thải nhà kính.

Tuy nhiên, Nga, Nhật Bản, và Canada đã tuyên bố sẽ không tham gia vào Nghị định thư Kyoto gia hạn.

Chủ tịch Hội nghị, Ngoại trưởng Nam Phi, Maite Nkoana Mashabane, cho rằng gói thỏa thuận sẽ không làm hài lòng tất cả các bên:

Thỏa thuận sáng sớm hôm nay đạt được gần 2 ngày sau khi vượt quá thời biểu dự kiến kết thúc hội nghị 2 tuần tại Durban.

Hoa Kỳ nói sẽ đưa ra cam kết về cắt giảm khí thải nhà kính nếu tất cả các nước gây ô nhiễm chính cũng đưa ra những lời cam kết tương đương.

Trung Quốc và Ấn Độ công khai phản đối thỏa thuận, viện dẫn lý do rằng họ đã phát động các chương trình sinh thái trong khi các quốc gia công nghiệp vẫn chưa chịu thực hiện các cam kết hiện hành.

Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Ấn Độ, với Trung Quốc và Ấn Ðộ có đông dân nhất trên thế giới, không chấp nhận Nghị định thư Kyoto.

Hội nghị ở Durban không đưa ra cam kết tức thời nào về việc tăng cường cắt giảm thêm nữa khí thải gây ra tình trạng biến đổi khí hậu.

Các đại biểu cũng nhất trí thành lập một ngân quỹ giúp các nước nghèo đối phó với hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu, nhưng không nêu cụ thể sẽ tài trợ như thế nào.

Đa phần tranh cãi tập trung vào đề nghị của Liên hiệp Châu Âu đòi thúc đẩy các nước gây ô nhiễm chính trong các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng như Trung Quốc và Ấn Độ phải chấp nhận các cam kết mang tính ràng buộc pháp lý về cắt giảm khí thải nhà kính.

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG