Đường dẫn truy cập

Chương trình viện trợ nước ngoài bấp bênh khi TT Obama mãn nhiệm


Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đọc bài diễn văn chia tay tại Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ, ngày 10/1/2017.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đọc bài diễn văn chia tay tại Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ, ngày 10/1/2017.

Các chương trình viện trợ được chính phủ Obama ưa chuộng để trợ giúp các nước khác, chẳng hạn như chương trình viện trợ để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và chương trình ngừa thai có thể bị đe dọa sau lễ tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống Mỹ trong tuần này. Điều chắc chắn hơn có lẽ là tất cả các chương trình viện trợ nước ngoài sẽ bị săm soi kỹ hơn bởi tân tổng thống và một ngoại trưởng vốn nổi tiếng trên doanh trường là chỉ chú trọng vào lợi tức kinh doanh.

Trong cuộc điều trần để được chuẩn thuận, các thượng nghị sĩ chất vấn ông Rex Tillerson, người được đề cử vào vị trí bộ trưởng ngoại giao, về cách làm thế nào để tránh viện trợ nước ngoài của Mỹ, nước cấp viện lớn nhất thế giới, không bị bòn rút hoặc không bị các chế độ tham nhũng đánh cắp.

Ông Tillerson đặt lại câu hỏi: "Nếu chúng ta cấp viện trợ cho một nước nơi mà chúng ta biết là có nhiều rủi ro, thì chúng ta có thể làm gì khi trao lại khoản viện trợ đó?"

Đối với Tổng thống đắc cử Donald Trump và chính quyền của ông thì ưu tiên có lẽ là cấp viện trợ cho các nước để củng cố quyền sở hữu bất động sản, thúc đẩy pháp quyền và chống tham nhũng.

Ông James Roberts, chuyên gia của tổ chức Heritage Foundation, nhận định: "Quá nhiều viện trợ nước ngoài do các nước phương tây như Mỹ và các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) – cung cấp, rốt cuộc chỉ củng cố quyền lực của các chế độ tham nhũng."

Một số chương trình viện trợ vẫn gây phẫn nộ cho các nhân vật bảo thủ tôn giáo gần như chắc chắn sẽ bị Tòa Bạch Ốc và lưỡng viện Quốc hội xem xét lại dưới chính phủ do Ðảng Cộng hòa kiểm soát.

Bà Amanda Glassman, chuyên gia của Trung tâm Phát triển Toàn cầu, nhận định: "Chắc chắn là có nhiều lo lắng, nhất là trong các lãnh vực kế hoạch hóa gia đình và y tế sinh sản, và đặc biệt trong các lãnh vực như chương trình phòng chống- điều trị HIV-AIDS."

Nhưng theo ngoại trưởng sắp mãn nhiệm, thì Mỹ thậm chí còn phải tăng mức viện trợ cao hơn con số hiện nay là 34 tỉ đôla trong năm tài khóa này. Ông John Kerry muốn có một chương trình viện trợ quy mô kiểu như "Kế hoạch Marshall", để bảo đảm phát triển các chương trình giáo dục cho những những thành phần dễ bị các phần tử cực đoan Hồi giáo tuyên truyền và tẩy não.

Ngoại trưởng John Kerry nói: "Có khoảng một tỉ rưỡi trẻ em chưa tới 15 tuổi trên thế giới. Trong đó có trên 400 triệu em không được cắp sách tới trường, đó là một vấn đề lớn cho tất cả chúng ta."

Trải qua nhiều chính quyền khác nhau, các nỗ lực ngoại giao, phát triển và viện trợ nước ngoài nhận đều được sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng. Các nhà ngoại giao Mỹ ở một mức độ nào đó vẫn tỏ ra lạc quan rằng chính quyền mới cũng sẽ tiếp tục xem các chương trình viện trợ nước ngoài là phục vụ các lợi ích an ninh và kinh tế của Mỹ.

VOA Express

XS
SM
MD
LG