Chỉ vài giờ sau khi dân chúng Hy Lạp quyết liệt bỏ phiếu chống lại một chương trình cứu nguy quốc tế, thị trường chứng khóa Á châu đã có phản ứng tiêu cực theo đúng như tiên đoán. Trong khi đó tại Hoa Lục, đã có phản ứng lẫn lộn sau khi chính phủ quyết định ngăn chặn tình trạng tuột dốc chứng khoán trong 3 tuần bằng cách đình chỉ các vụ chào sàn giao dịch mới và ủng hộ một kế hoạch của các nhà môi giới mua cổ phần. Từ Văn phòng Đông Nam Á của đài VOA ở Bangkok, thông tín viên Steve Herman tường thuật.
Chỉ số tổng hợp cơ bản Á Châu chứng kiến sự sụt giá trong 1 ngày lớn nhất từ 5 tháng nay.
Tại Tokyo, chỉ số trung bình Nikkei sụt giá hơn 2%.
Phát ngôn viên hàng đầu của Nhật Bản đã gạt bỏ tình trạng lây nhiễm bi kịch ở Athens.
Ông Yoshihide Suga nói “bang giao giữa Nhật Bản và Hy Lạp về mặt kinh tế và trong các thị trường tài chính rất hạn chế.” Ông nói thêm rằng ông tin là “các quốc gia khu vực euro sẽ tiến hành các biện pháp có trách nhiệm để giải quyết tình hình ở Hy Lạp.”
Chịu ảnh hướng của cả các diễn biên ở Hy Lạp lẫn các thị trường chứng khoán sụt giảm ở Hoa Lục, chỉ số Hàng Sinh ở Hong Kong đã tuột dốc hơn 800 điểm xuống tới mức 3,2% vào lúc đóng cửa. Đó là mức sụt giảm lớn nhất trong 1 ngày từ hơn 3 năm nay.
Ông Tony Nash là trưởng kinh tế gia tại công ty tham vấn Complete Intelligence ở Singapore.
“Trong vài ngày tới đây, ta sẽ thấy rất nhiều vụ chơi chứng khoán an toàn và ở thời điểm này, dường như Hàng Sinh không thực sự là cuộc chơi an toàn cho mọi người.”
Trên thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số tổng hợp đứng ở 2,4% vào lúc đóng cửa, trong khi chỉ số tổng hợp sụt 1,4%.
Các vụ giao dịch trên cả hai thị trường chứng khoán bị chế ngự bởi các nhà đầu tư trong khu vực bán lẻ ở nội địa đã chuyển tiền từ thị trường địa ốc suy sụp của Trung Quốc.
Tình trạng bán tống bán tháo ở Trung Quốc, là vụ tuột dốc mạnh nhất từ 2 thập niên – kể từ ngày 12 tháng 6 đã chứng kiến tới 3 ngàn tỷ đôla bị rút ra khỏi thị trường Hoa lục – khoản tiền cao gấp 6 lần khối nợ nước ngoài của Hy Lạp.
Được sự hỗ trợ của công ty tài chính do nhà nước bảo trợ, và được ngân hàng trung ương bảo đảm cho vay nợ, các giám đốc quỹ và các tay môi giới đã cam kết tiến hành một chiến dịch mua chứng khoán ồ ạt.
Và việc phát hành các cổ phần mới cũng bị tạm hoãn.
Song một số người theo dõi thị trường, như ông Tony Nash ở Singapore, tỏ ý hoài nghi về hiệu quả của các biện pháp đó.
“Ta không thể bơm 120 tỷ đôla mỗi cuối tuần. Các thị trường đã thất thoát khoảng 3 ngàn tỷ đôla trong mấy tháng vừa qua, do đó chỉ là một giọt nước trong thùng so với những gì càn đến để vực thị trường đó dậy. Có lẽ họ không trông đợi sẽ nhận được câu trả lời “không” của Hy Lạp, và ví thế thời điểm đưa ra các biện pháp đó cực kỳ xấu.”
Trong cuộc trưng cầu dân ý được sắp xếp vội vàng, 61% cử tri Hy Lạp phản đối kế hoạch cứu nguy do Liên hiệp châu Âu đề nghị, Ngân hàng Trung ương Âu châu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.